Bài viết phân tích một số ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân đối với Hồ Chí Minh. Theo tác giả, Hồ Chí Minh đánh giá cao tính cách mạng của chủ nghĩa Tam dân và bản thân Tôn Trung Sơn; tiếp thu sáng tạo những điểm tiến bộ của chủ nghĩa Tam dân vào điều kiện thực tế của cách mạng Việt Nam; nghiên cứu các phương pháp cách mạng của Tôn Trung Sơn, đặc biệt là phương pháp vận dụng đạo đức Nho giáo để tuyên truyền và giáo dục tinh thần cách mạng cho quần chúng. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 8(93) - 2015 LỊCH SỬ số- KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân đối với Hồ Chí Minh Lê Thị Tình * Tóm tắt: Bài viết phân tích một số ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân đối với Hồ Chí Minh. Theo tác giả, Hồ Chí Minh đánh giá cao tính cách mạng của chủ nghĩa Tam dân và bản thân Tôn Trung Sơn; tiếp thu sáng tạo những điểm tiến bộ của chủ nghĩa Tam dân vào điều kiện thực tế của cách mạng Việt Nam; nghiên cứu các phương pháp cách mạng của Tôn Trung Sơn, đặc biệt là phương pháp vận dụng đạo đức Nho giáo để tuyên truyền và giáo dục tinh thần cách mạng cho quần chúng. Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ nghĩa Tam dân; Tôn Trung Sơn. 1. Tôn Trung Sơn (Tôn Văn, Tôn Dật Tiên, 1866 - 1925) là nhà yêu nước vĩ đại, nhà cách mạng dân chủ lỗi lạc của Trung Quốc. Tên tuổi của Tôn Trung Sơn gắn liền với chủ nghĩa Tam dân và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc. Chủ nghĩa Tam dân (với 3 nội dung chủ yếu là dân tộc, dân quyền, dân sinh) đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng dân chủ tư sản của Trung Quốc thời kỳ cận đại. Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Tam dân, Trung Quốc Đồng minh hội - (chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc) ra đời và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành thành công cuộc cách mạng Tân Hợi. Cuộc cách mạng đã lật đổ nền thống trị gần 300 năm của vương triều Mãn Thanh, kết thúc chế độ chuyên chế phong kiến hơn 2000 năm, lập nên nước Trung Hoa dân quốc, thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc lên một giai đoạn mới. Đó là cống hiến to lớn của Tôn Trung Sơn đối với lịch sử Trung Quốc. Cũng từ đó mà ảnh hưởng của ông đã lan rộng khắp các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc ở Châu Á. 64 Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và cuộc cách mạng vận động dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng này - cách mạng Tân Hợi - ngay lập tức có những ảnh hưởng trực tiếp, nhanh chóng và sâu sắc đến phong trào cách mạng Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (lúc bấy giờ đang trong thời kỳ khủng .