Bài viết phân tích quan điểm của . Dostoievsky về tự do tinh thần, một quan điểm có vị trí quan trọng trong hệ thống các quan điểm triết học của ông. Theo tác giả, là người đề cao tự do tinh thần; lên án lối sống rập khuôn, bị đè nén tinh thần, lối sống này sinh ra những con người phi cá tính; con người cần phải được tự do cảm xúc; xã hội tốt đẹp hơn thì không thể đi ngược với nhân tính con người. | Quan điểm của . CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Quan điểm của về tự do tinh thần Mai Thị Hạnh Lê * Tóm tắt: Bài viết phân tích quan điểm của . Dostoievsky về tự do tinh thần, một quan điểm có vị trí quan trọng trong hệ thống các quan điểm triết học của ông. Theo tác giả, là người đề cao tự do tinh thần; lên án lối sống rập khuôn, bị đè nén tinh thần, lối sống này sinh ra những con người phi cá tính; con người cần phải được tự do cảm xúc; xã hội tốt đẹp hơn thì không thể đi ngược với nhân tính con người. Từ khóa: Dostoievsky; tự do; tinh thần; hiện sinh; nước Nga. Mỗi người đều có quan hệ mật thiết với xã hội rộng lớn và có đặc điểm riêng và nhờ đó làm nên tính đa dạng của xã hội loài người. Con người hết sức đa dạng về đời sống tinh thần. Sự phát triển của đời sống vật chất làm cho đời sống tinh thần của con người được nâng lên. Tuy nhiên, câu hỏi “con người có tự do tinh thần không và tự do tinh thần là gì?” đã và vẫn đang được các nhà triết học quan tâm nghiên cứu. là một trong những nhà triết học quan tâm đến vấn đề tự do tinh thần của con người. Quan điểm về tự do tinh thần có vị trí quan trọng trong hệ thống các quan điểm triết học của ông. Bài viết này trình bày nội dung chính trong quan điểm của Dostoievsky về tự do tinh thần. Fiodor Mikhailovich Dostoievsky (1821 - 1881) là một nhà văn hiện thực của Nga, đồng thời là nhà triết học. Dostoievsky được hưởng một nền giáo dục có hệ thống; mê văn chương từ nhỏ, mong muốn được trở thành nhà văn, am tường lịch sử Nga và yêu triết học. Tư tưởng triết học được thể hiện qua những tiểu thuyết của ông. Dostoievsky giãi bày mục đích trong sự nghiệp của mình: “Nghiên cứu cuộc sống của con người đó là mục đích cao cả nhất và là niềm vui của tôi”(1). Trong suốt cuộc đời mình, nhất là từ sau những năm sáu mươi thế kỷ XIX, Dostoievsky thể hiện tâm trạng về con người ngày càng rõ ràng hơn. Tháng 3 năm 1863, Tsernysevsky (một nhà văn, nhà tư tưởng, khi đó là môn .