Xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng ở Việt Nam có mục tiêu cốt lõi là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu và con đường thực hiện mục tiêu đó là các vấn đề thể hiện tính phổ biến và tính đặc thù đối với các quốc gia trong quá trình phát triển. Các vấn đề này đã được khẳng định bởi các nhà kinh điển Mác - Lênin và trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Việt Nam đang thực hiện con đường đi lên xã hội đó với nhiều giai đoạn quá độ lâu dài, đồng thời có sự kết hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù. | CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌCTính phổ biến và tính đặc thù. Tính phổ biến và tính đặc thù của con đường đi lên xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nguyễn Hữu Đổng * Phạm Thế Lực ** Tóm tắt: Xã hội xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng ở Việt Nam có mục tiêu cốt lõi là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu và con đường thực hiện mục tiêu đó là các vấn đề thể hiện tính phổ biến và tính đặc thù đối với các quốc gia trong quá trình phát triển. Các vấn đề này đã được khẳng định bởi các nhà kinh điển Mác - Lênin và trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Việt Nam đang thực hiện con đường đi lên xã hội đó với nhiều giai đoạn quá độ lâu dài, đồng thời có sự kết hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù. Để thực hiện con đường đi lên xã hội xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay rất cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và xã hội dân sự trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Từ khóa: Tính phổ biến; tính đặc thù; con đường đi lên xã hội xã hội chủ nghĩa. 1. Mục tiêu xã hội xã hội chủ nghĩa được xác định trong Cương lĩnh của Đảng, Điều 3 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có nội dung cốt lõi là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Để đi lên xã hội đó, Việt Nam phải trải qua con đường với thời kỳ quá độ phát triển lâu dài, đồng thời có sự kết hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù của con đường đó. Tính phổ biến của con đường đi lên xã hội xã hội chủ nghĩa được nhìn nhận là nguyên lý có giá trị bền vững, xuất phát từ nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường đó - nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn - để từ đây mọi nước có thể vận dụng, định hướng phát triển cho riêng mình. Các nhà kinh điển Mác - Lênin đã khẳng định rằng, mọi quốc gia, dân tộc sớm muộn đều sẽ đi đến xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là một tất yếu mang tính phổ biến của lịch sử xã hội .