Nghịch lý trong Truyện Kiều - Lê Đình Cúc

Ngoài nghệ thuật và ngôn ngữ siêu việt, với ngòi bút thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn, Truyện Kiều đã chạm đến số phận của mỗi con người, ai cũng thấy có một chút mình trong đó. Đó chính là vấn đề mà nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại (thế kỷ XX và XXI) đề cập đến. Hóa ra nghệ thuật của văn học hiện đại thế giới đã được Nguyễn Du thể hiện xuất sắc trong Truyện Kiều từ trước đây hai trăm năm. Một trong những thủ pháp nghệ thuật ấy là cái nghịch lý được thể hiện trong tình yêu của Thúy Kiều. Tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết. | Nghịch lý trong Truyện Kiều THÔNG TIN - TƯ LIỆU KHOA HỌC Nghịch lý trong Truyện Kiều Lê Đình Cúc * Truyện Kiều là một tác phẩm văn học vĩ đại trong kho tàng văn hóa Việt Nam và cũng là một kiệt tác của văn học thế giới. Truyện Kiều cùng với Đônkihote của Servantes, (nhà văn Tây Ban Nha thế kỷ XVII) là 2 tác phẩm được phổ cập rộng rãi trong nhân dân. Từ trí thức đến người lao động chân tay, từ thiếu niên đến người già, ai ai cũng biết, cũng nhớ, cũng thuộc ít nhất vài câu, vài đoạn. Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm duy nhất trên thế giới được sử dụng để bói toán. Hiện tượng bói Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều, nhại Kiều đã có suốt 200 năm qua. Truyện Kiều có nội dung câu chuyện khá đơn giản. Cốt truyện không có gì đặc biệt. Cốt truyện có từ văn học dân gian Trung Quốc, ở thế kỷ XVI, được Dư Hoài rồi Thanh Tâm Tài Nhân viết lại khá chi tiết. Thế kỷ XVIII, Nguyễn Du đã kế thừa gần như đầy đủ, không sáng tạo thêm gì nhiều. Vậy sao Truyện Kiều của Nguyễn Du lại trở thành độc đáo đến vậy? Ngoài nghệ thuật và ngôn ngữ siêu việt, với ngòi bút thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn, Truyện Kiều đã chạm đến số phận của mỗi con người, ai cũng thấy có một chút mình trong đó. Đó chính là vấn đề mà nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại (thế kỷ XX và XXI) đề cập đến. Hóa ra nghệ thuật của văn học hiện đại thế giới đã được Nguyễn Du thể hiện xuất sắc trong Truyện Kiều từ trước đây hai trăm năm. Một trong những thủ pháp nghệ thuật ấy là cái nghịch lý được thể hiện trong tình yêu của Thúy Kiều. Thấm nhuần đạo đức của Nho giáo và truyền thống văn hóa Việt Nam (quan hệ nam nữ phải môn đăng hộ đối, nam nữ thụ thụ bất thân) Nguyễn Du đã nêu lên những nguyên tắc rõ ràng trong Truyện Kiều nhưng thực tế thì ngược lại. Sự nghịch lý này được thể hiện qua các sự việc, nhân vật trong truyện Nguyễn Du (qua Thúc Sinh) đã nói rõ quan niệm của mình: “Trăm năm tính cuộc vuông tròn; Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”. Điều đó nghĩa là: phải tìm hiểu kỹ về mọi mặt của người mình sẽ cưới làm vợ (như câu tục .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.