Giá trị đạo đức truyền thống trong văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên - Phạm Huy Thành

Bài viết nêu ra một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc biểu hiện trong văn hóa của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên nhằm làm rõ hơn “là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”. | Giá trị đạo đức truyền thống. NGÔN NGỮ - VĂN HỌC - VĂN HÓA Giá trị đạo đức truyền thống trong văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Phạm Huy Thành * Tóm tắt: Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nói đến giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam là nói đến các giá trị đạo đức đặc thù của con người Việt Nam được thử thách qua hàng ngàn năm lịch sử. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là một bộ phận của đồng bào các dân tộc Việt Nam, văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng góp phần tạo nên những giá trị văn hóa Việt Nam. Bài viết nêu ra một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc biểu hiện trong văn hóa của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên nhằm làm rõ hơn “là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Từ khóa: Giá trị đạo đức truyền thống; đồng bào Tây Nguyên; bản sắc; sử thi; lễ hội. Tây Nguyên nằm ở phía tây của Nam Trung Bộ Việt Nam, là địa bàn chiến lược nhiều mặt của cả nước, nơi cư trú của nhiều dân tộc và nhóm dân tộc khác nhau. Bức tranh văn hóa Tây Nguyên vốn phong phú, đa dạng đang thay đổi từng ngày do tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và sự hội nhập ngày càng sâu, rộng của Việt Nam với khu vực và quốc tế. Ngoài một số nét tương đồng với văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa Tây Nguyên có bản sắc riêng. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của văn hóa các dân tộc thiểu số ở đây gắn liền với “rừng”, với buôn, làng, nương rẫy. Người Tây Nguyên tin rằng: vạn vật hữu linh, mọi vật xung quanh con người đều có hồn, có thần linh (Yang) che chở, phù hộ. Nói đến văn hóa Tây Nguyên, trước hết phải nói đến văn hóa cồng, chiêng - cái tạo nên bản sắc Tây Nguyên. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên: Cồng, chiêng được xem là thứ ngôn ngữ hàng đầu để con người tiếp xúc với thần linh. “Cồng chiêng Tây Nguyên do vậy đã góp phần tạo nên những thiên sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng”(1). Với .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.