Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát tần suất bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên vùng dưới có tổn thương thủ phạm là động mạch liên thất trước và các biến đổi điện tâm đồ tương ứng. Nghiên cứu tiến hành tại các trường hợp bệnh nhân chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên vùng dưới được chụp động mạch vành có cản quang ở BV Thống Nhất từ tháng 9/2007-4/2010. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN VÙNG DƯỚI CÓ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH THỦ PHẠM LÀ ĐỘNG MẠCH LIÊN THẤT TRƯỚC Hồ Thượng Dũng* TÓM TẮT Mục tiêu. Khảo sát tần suất bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (NMCTCSTCL) vùng dưới có tổn thương thủ phạm là động mạch liên thất trước và các biến đổi điện tâm đồ tương ứng. Phương pháp nghiên cứu. Tiến cứu, cắt ngang mô tả. Đối tượng. Các trường hợp BN chẩn đoán xác định NMCTSTCL vùng dưới được chụp ĐMV có cản quang ở BV Thống Nhất từ tháng 9/2007 - 4/2010. Kết quả. Trong 2 năm rưỡi (09/2007- 04/2010) có 68 BN NMCTCSTCL vùng dưới trong đó ĐMV thủ phạm: ĐMV phải 86,8%; ĐMV trái 13,2% trong đó ĐM mũ 5,8% và đặc biệt có đến 7,4% ĐM liên thất trước thủ phạm. ĐM liên thất trước thủ phạm 60% (3) gặp ở kiểu ĐMV trái ưu thế và 40% (2) gặp trong kiểu ĐMV cân bằng. Tất cả các trường hợp đều có ĐM liên thất trước rất dài, chạy vòng qua mỏm tim, xuống dưới và ra sau nuôi một phần cơ tim vùng dưới. Kết luận. Trong NMCTCSTCL vùng dưới mặc dù phần lớn ĐM thủ phạm là ĐM vành phải (86,8%) nhưng vẫn có một tỷ lệ ĐMV trái (13,2%) trong đó ĐM mũ (5,8%) và đặc biệt có một tỷ lệ (7,4%) tổn thương thủ phạm ở ĐM liên thất trước. Tổn thương thủ phạm ở cả ba ĐMV đều có thể gặp trong kiểu ĐMV cân bằng. Để có tổn thương thủ phạm ở ĐM liên thất trước mà điện tâm đồ có biểu hiện tổn thương ST chênh lên ở vùng dưới, chúng tôi cho là phải có điều kiện tiên quyết ĐM liên thất trước dài, vòng qua mỏm tim và nuôi một phần cơ tim vùng dưới. Từ khóa. Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên vùng dưới; Động mạch thủ phạm; Động mạch liên thất trước. ABSTRACT INFERIOR ST ST-SEGMENT ELEVATION MYOCARDIAL INFRACTION HAVING LEFT ANTERIOR DESCENDING AS THE CULPRIT VESSEL. Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 170 - 175 Objectives. Studying the proportion of patients with acute inferior ST-segment elevation myocardial infraction having left anterior descending