Chẩn đoán bệnh mạch vành cần phải có các xét nghiệm gắng sức, MSCT, MRI, chụp động mạch vành và IVUS. nhưng ở tuyến trước không làm được. Và đề tài này nhằm xây dựng bảng điểm dự báo hẹp động mạch vành ở bệnh nhân đau thắt ngực bằng lâm sàng, điện tâm đồ và siêu âm tim. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học XÂY DỰNG BẢNG ĐIỂM TIÊN LƯỢNG HẸP ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC BẰNG TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ SIÊU ÂM TIM Trương Thị Mai Hương*, Nguyễn Đức Công**, Vũ Đình Hùng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chẩn đoán bệnh mạch vành cần phải có các xét nghiệm gắng sức, MSCT, MRI, chụp động mạch vành và IVUS nhưng ở tuyến trước không làm được. Đề tài này xây dựng bảng điểm dự báo hẹp động mạch vành ở bệnh nhân đau thắt ngực bằng lâm sàng, điện tâm đồ và siêu âm tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 224 bệnh nhân ĐTN có tuổi trung bình là 59,56 ± 10,9 và 81 người bình thường không có tiền sử bệnh tim mạch có độ tuổi 58,52 ± 10,15 và tỷ lệ nam nữ tương đương. Các đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng, xét nghiệm thường qui, đo chỉ số nhân trắc, ghi điện tim, siêu âm TM- 2D-Doppler tim, sau đó nhóm đau thắt ngực được chụp động mạch vành. Số điểm nguy cơ bị bệnh mạch vành như sau: Cho 0, 1, 2 điểm theo số yếu tố nguy cơ tim mạch lần lượt: 0, 1 – 2, ≥ 3 yếu tố nguy cơ. Cho 0, 1, 2 điểm theo triệu chứng đau ngực, lần lượt: không đau ngực, đau ngực không điển hình, đau ngực điển hình. Cho 0, 1, 2 điểm theo triệu chứng ECG, lần lượt: không có biểu hiện thiếu máu cơ tim, có thiếu máu cơ tim, có biểu hiện NMCT trên ECG. Cho 0, 1, 2, 3, 4 điểm theo siêu âm tim, lần lượt: không biểu hiện bất thường; dầy, giãn, phì đại thất trái, rối loạn chức năng tâm trương; giảm động thành tim; vô động thành tim; loạn động, phình vách. Kết quả: Nguy cơ hẹp động mạch vành ở bệnh nhân đau thắt ngực chung cho toàn nhóm: ≤ 2 điểm không bị bệnh động mạch vành; 3 – 4 điểm có thể bị bệnh động mạch vành; ≥ 5 điểm nhiều khả năng bị bệnh động mạch vành với p 60 và tuổi thấp 60 and 100 chu kỳ/phút, rung nhĩ. - Rối loạn dẫn truyền nặng: block nhĩ thất độ 2 - 3, bệnh van tim, cơ tim, màng ngoài tim, mạch máu phổi, phình bóc tách động mạch chủ, bệnh tim bẩm sinh. - Bệnh lý không phải do tim. - Bệnh lý cấp tính .