Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ tiệt trừ của phác đồ nối tiếp và so sánh với phác đồ chuẩn về hiệu quả, độ an toàn và sự tuân thủ của bệnh nhân để có thêm chọn lựa mới trong điều trị. đề tài qua bài viết này. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ NỐI TIẾP TRONG ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY–TÁ TRÀNG Bùi Hữu Hoàng* TÓM TẮT Cơ sở và Mục tiêu: Hiện nay, phác đồ chuẩn 3 thuốc thường đạt hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori () không cao do tình trạng kháng thuốc, đặc biệt là kháng clarithromycin. Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ tiệt trừ của phác đồ nối tiếp và so sánh với phác đồ chuẩn về hiệu quả, độ an toàn và sự tuân thủ của bệnh nhân để có thêm chọn lựa mới trong điều trị. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Tất cả bệnh nhân ≥ 18 tuổi bị viêm loét dạ dày–tá tràng (DDTT) có nhiễm được chọn vào nghiên cứu. Có 80 bệnh nhân được chia đều thành 2 nhóm (nhóm phác đồ nối tiếp và nhóm phác đồ chuẩn) điều trị trong 10 ngày. Tiệt trừ đạt được khi kết quả thử nghiệm urease nhanh hoặc nghiệm pháp hơi thở 13C âm tính. Kết quả: Hiệu quả tiệt trừ ở phác đồ nối tiếp là 86,1% theo đề cương (PP) và 72,5% theo chủ định điều trị (ITT). Hiệu quả tiệt trừ ở nhóm phác đồ chuẩn là 62,5% theo PP và 50% theo ITT. Như vậy, phác đồ nối tiếp có hiệu quả tiệt trừ cao hơn phác đồ chuẩn (p= 0,05 và p= 0,01). Không có khác biệt ý nghĩa về tác dụng phụ ở 2 nhóm. Kết luận: Phác đồ nối tiếp có hiệu quả tiệt trừ cao, an toàn, dễ tuân thủ. Từ khóa: Helicobacter pylori (), phác đồ nối tiếp, PPI (thuốc ức chế bơm proton), Anti-H2 (thuốc ức chế thụ thể H2) ABSTRACT THE EFFECT OF SEQUENTIAL THERAPY IN ERADICATION OF HELICOBACTER PYLORI IN THE PATIENTS WITH GASTRITIS AND PEPTIC ULCER DISEASE. Bui Huu Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 303 - 307 Background and aim: Nowadays, the standard triple-drug therapy had a low effect in eradication of Helicobacter pylori () due to the resistance of antibiotics, especially clarithromycin resistance. This study aimed to confirm the eradication rate