Trong bài báo này, mô tả đặc điểm nhận dạng và ghi nhận mới loài Rungia sarmentosa cho hệ thực vật Việt Nam. Như vậy, tổng số loài của chi Rungia hiện biết ở Việt Nam là 10 loài. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 GHI NHẬN MỚI LOÀI Rungia sarmentosa Valeton – HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM ĐỖ VĂN HÀI, NGUYỄN KHẮC KHÔI Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trên thế giới, chi Rungia có khoảng 50 loài, phân bố rộng rãi ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới [2]; chủ yếu mọc ở vùng ẩm ƣớt hoặc ven đầm lầy. Benoist (1935) đã ghi nhận có 6 loài thuộc chi này ở Đông Dƣơng [1]. Theo Đỗ Văn Hài & Dƣơng Đức Huyến (2009) [4], chi này có 9 loài ở Việt Nam. Khi nghiên cứu các mẫu vật của chi Rungia lƣu giữ tại Phòng tiêu bản thực vật (HN), của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cũng nhƣ so sánh đặc điểm hình thái với các mẫu vật thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) đƣợc lƣu giữ tại các phòng tiêu bản, lần đầu tiên chúng tôi phát hiện loài Rungia sarmentosa có ở Việt Nam. Các mẫu vật thuộc loài này đƣợc chúng tôi thu tại một số tỉnh nhƣ Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và hiện đƣợc lƣu giữ tại Phòng tiêu bản thực vật (HN), của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Trong bài báo này, chúng tôi mô tả đặc điểm nhận dạng và ghi nhận mới loài Rungia sarmentosa cho hệ thực vật Việt Nam. Nhƣ vậy, tổng số loài của chi Rungia hiện biết ở Việt Nam là 10 loài. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các đại diện của chi Rung – Rungia ở Việt Nam bao gồm các mẫu tiêu bản đƣợc lƣu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật (HN), của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Sinh học nhiệt đới (VNM), Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU), Viện Thực vật Côn Minh, Trung Quốc (KUN), Viện Thực vật Hoa Nam, Trung Quốc (IBSC). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu so sánh hình thái để phân loại. Đây là phƣơng pháp truyền thống đƣợc sử dụng phổ biến trong phân loại thực vật. Dựa vào đặc điểm hình thái của các cơ quan sinh dƣỡng và cơ quan sinh sản để so sánh, trong đó chủ yếu dựa vào đặc điểm của .