Bài viết này cung cấp dẫn liệu về hình thái S. tuberculata thu ở Nghệ An. Đây cũng là lần đầu tiên ghi nhận được loài này tại Nghệ An. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 DẪN LIỆU VỀ HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA LOÀI CÁ CHAI Sorsogona tuberculata (Cuvier, In Cuv. & Val., 1829) (PERCIFORMES: PLATYCEPHALIDAE) Ở VÙNG BIỂN CỬA LÒ, NGHỆ AN NGUYỄN THỊ HUYỀN, TRẦN V THỊ HOÀI, NGUYỄN THI GIANG AN, HỒ ANH TUẤN, HOÀNG NGỌC THẢO Trường Đại học Vinh Giống cá Sorsogona trên thế giới hiện biết 07 loài: Sorsogona humerosa, S. nigripinna, S. melanoptera, S. portuguesa, S. prionota, S. tuberculata và S. welanderi. Loài Cá chai S. tuberculata phân bố khá rộng, từ vịnh Ba Tƣ, phía bắc Ấn Độ Dƣơng, Malaysia, vịnh Thái Lan, Indonesia, Philippines, Tây Bắc biên giới Öc, vịnh Carpenteria, biển Coral [4]. Ở Việt Nam, năm 2006 Imamura et al. [5] đã có nghiên cứu ghi nhận về S. tuberculata ở vùng biển Nha Trang [5]. Bài viết này cung cấp dẫn liệu về hình thái S. tuberculata thu ở Nghệ An. Đây cũng là lần đầu tiên ghi nhận đƣợc loài này tại Nghệ An. Loài Cá chai S. tuberculata phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam dẫn liệu về loài cá này là rất ít, hiện chỉ ghi nhận đƣợc ở Nha Trang (Imamura et al., 2006) [5]. Chúng tôi đã xác định 22 mẫu cá thu ở vùng biển Cửa Lò, Nghệ An có các đặc điểm hình thái đặc trƣng của S. tuberculata: D1 có I–VIII (IX) gai cứng; D2 có 10-12 tia vây; 51-56 vảy đƣờng bên, mỗi vảy có gai xƣơng ở giữa; lƣợc mang thƣờng là 1+7-9. Mống mắt hình răng cƣa; có 2 gai trƣớc mắt; gờ xƣơng dƣới ổ mắt xù xì hình răng cƣa. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu - 22 mẫu cá thu ở khu vực cảng Cửa Lò, Nghệ An (tháng 4 năm 2014). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp xử lý mẫu vật: Mẫu vật đƣợc ngâm trong formol 7%, lƣu giữ và bảo quản tại Phòng thí nghiệm Động vật, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Vinh. - Phƣơng pháp phân loại mẫu vật: Sử dụng phƣơng pháp phân loại hình thái học. + Tài liệu phân loại theo Murty (1968) [8], Chen & Shao (1993) [1], Knapp & Heemstra (2010) [6]; FAO (, 1999) [2], [3], [4]; Rainboth (1996) [10]. + Số gai cứng vây DI; số tia