Năm loài mới thuộc họ Ngọc Lan (magnoliaceae juss.) bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam

Trong quá trình thực hiện dự án bảo tồn một số loài Ngọc Lan có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại Việt Nam, chúng tôi đã thu được khoảng 200 số hiệu mẫu tiêu bản với khoảng 700 mẫu tiêu bản thực vật, trong số đó có 82 tiêu bản thực vật lạ khác với 55 loài thuộc họ Ngọc lan đã được ghi nhận ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu vật này, xác định được năm loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 NĂM LOÀI MỚI THUỘC HỌ NGỌC LAN (MAGNOLIACEAE Juss.) BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM TỪ BẢO NGÂN Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam NGUYỄN QUANG HIẾU, NGUYỄN TIẾN HIỆP Trung tâm Bảo tồn Thực vật Họ Ngọc lan (Magnoliaceae Juss.) trên thế giới có 17 chi, khoảng 300 loài phân bố chủ yếu ở Đông Nam Châu Á, Trung Mỹ, Đông và Nam Bắc Mỹ [6, 8, 9]. Ở Việt Nam hiện biết tới 11 chi và 55 loài bao gồm một số loài trồng [1, 8]. Trong quá trình thực hiện dự án bảo tồn một số loài Ngọc Lan có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại Việt Nam, chúng tôi đã thu được khoảng 200 số hiệu mẫu tiêu bản với khoảng 700 mẫu tiêu bản thực vật, trong số đó có 82 tiêu bản thực vật lạ khác với 55 loài thuộc họ Ngọc lan đã được ghi nhận ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu vật này, chúng tôi đã xác định được năm loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xác định tên khoa học theo phương pháp so sánh hình thái, trao đổi thông tin với các chuyên gia đầu ngành trên thế giới, so mẫu chuẩn tại phòng tiêu bản Viện Thực vật Côn Minh (KUN), Trung Quốc. Thứ hạng bị đe dọa tuyệt chủng theo phiên bản tháng 9 năm 2011 của tổ chức IUCN [4]. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Những kết quả nghiên cứu được trình bày dưới đây, sau danh pháp khoa học (xếp theo thứ tự abc tên khoa học), tên gọi Việt Nam là: 1. Mẫu chuẩn (Type). 2. Đặc điểm hình thái. 3. Mùa ra hoa, quả. 4. Công dụng. 5. Sinh thái. 6. Phân bố trong và ngoài nước. 7. Thứ hạng bị đe dọa tuyệt chủng. 8. Mẫu vật nghiên cứu. 1. Magnolia grandis (Hu & W. C. Cheng) V. S. Kumar, Kew Bull. 61(2): 184. 2006. – Manglietia grandis Hu & W. C. Cheng, Acta Phytotax. Sin. 1(2): 158. 1951; Xie Nianhe, Liu Yuhu, Noot. In C. Y. Wu, P. H. Raven & D. Y. Hong, FOC. 7: 54. 2008. Giổi lá to, Giổi na (Hình 1). 1. China: Southern Yunnan: Marlipo, Tiechang, alt. 1200 m., in dense wooded valley, C. W. Wang no. 87020 Feb. 20, 1940 (HT: .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.