Mục đích của bài báo này là mô tả lại đặc điểm nhận dạng của giống Opsariichthys ở Việt Nam căn cứ vào các tài liệu mô tả trước đây, cùng các mẫu vật thu được trên thực địa. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 MÔ TẢ LẠI GIỐNG CÁ CHÁO Opsariichthys (TELEOSTEI: CYPRINIDAE) Ở VIỆT NAM HUỲNH QUANG THIỆN Viện Sinh thái học Miền Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam I-SHIUNG CHEN Viện Sinh học Biển, Trường ĐH Quốc lập Hải Dương, Đài Loan Việt Nam là một trong những nơi có khu hệ cá ít được biết đến nhất trên thế giới [6]. Thật vậy, hầu hết thông tin được cung cấp thông qua các báo cáo kỹ thuật, số khác được đăng tải trên các tạp chí trong nước mà ít có sự trao đổi với các chuyên gia cùng ngành trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, các dữ liệu thiếu tính so sánh và cập nhật. Thông tin mang tính hệ thống nhất của khu hệ cá nước ngọt ở Việt Nam đã có hơn 1000 loài [10]. Trong đó, có rất nhiều loài được thông báo là mới cho khoa học nhưng những dữ liệu này rất khó kiểm chứng và việc tu chỉnh thông tin cũng cần một khoảng thời gian dài. Việc có thể làm bây giờ là bắt đầu từ những taxon có vấn đề về phân loại, có phân bố ở các nước trong khu vực, áp dụng những tiến bộ khoa học gần đây để giải quyết tồn tại cùng với các nhà ngư loại học nước ngoài. Giống Cá cháo Opsariichthys được mô tả lần đầu năm 1863 bởi Bleeker dựa trên loài chuẩn Leuciscus uncirostris. Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại và danh pháp của Cá cháo ở các nơi như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc [1, 2] và ở Việt Nam [5]. Theo hệ thống cơ sở dữ liệu cá thế giới , cho đến thời điểm hiện tại, đã có 24 tên khoa học được đặt cho các loài thuộc giống này. Trong đó, có 10 loài hợp lệ (valid). Trong nước, các nhà khoa học cũng đã có một số nghiên cứu về giống cá này, cụ thể là: Chevey (1937) đã ghi nhận loài cá Cháo Nhật Bản Opsariichthys uncirostris và mô tả một loài mới là O. elegans [3]; năm 1978, Mai Đình Yên đã ghi nhận loài này trong cuốn sách Cá nước ngọt miền Bắc [7]; tại hệ thống sông Lam (Nghệ An), Nguyễn Thái Tự (1987) đã mô tả hai loài mới là O. bea và O. hieni bên cạnh O. uncirostris ở .