Nội dung bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về việc so sánh về thành phần loài mẫu vật cá mú (họ serranidae) lưu trữ ở Bảo tàng Hải dương học. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN LOÀI MẪU VẬT CÁ MÚ (HỌ SERRANIDAE) LƯU TRỮ Ở BẢO TÀNG HẢI DƯƠNG HỌC TRẦN CÔNG THỊNH, VÕ VĂN QUANG, LÊ THỊ THU THẢO, NGUYỄN PHI UY VŨ, TRẦN THỊ HỒNG HOA Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trên thế giới, họ cá Mú có 536 loài, thuộc 75 giống, chúng phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có rạn san hô, đá ngầm, ở vùng biển nước ấm. Mùa hè, chúng sống ở ven bờ, mùa đông di cư ra vùng xa bờ. Cá mú là loài ăn thịt, thức ăn của chúng bao gồm cá con, mực, giáp xác (Fishbase, 2014). Randall và Lim (2000) đã thống kê và cập nhật danh mục thành phần loài cá ở Biển Đông của nhiều công trình nghiên cứu, tác giả đã ghi nhận 126 loài, thuộc 29 giống của họ cá Mú. Trên trang cơ sở dữ liệu cá Đài Loan (Fish of Taiwan), Shao (2014) đã ghi nhận danh mục thành phần loài họ cá Mú ở Biển Đông gồm 121 loài, thuộc 31 giống. Công trình nghiên cứu của Orsi (1974) công bố danh sách cá Việt Nam gồm loài. Tác giả đã ghi nhận họ cá Mú Serranidae ở Việt Nam có 57 loài, thuộc 16 giống. Trong đó, tác giả ghi nhận có 50 loài thuộc 14 giống có mẫu được bảo quản và lưu trữ ở Bảo tàng Hải dương học. Tuy nhiên, tên khoa học được cập nhật trong danh sách này có nhiều loài là synonym (tên đồng danh) của nhau. Cho đến nay, nhiều danh mục thành phần loài cá ở Việt Nam đã được công bố có đề cập đến họ cá Mú như: Nguyễn Hữu Phụng và cộng sự (1995) trong “Danh mục cá biển Việt Nam” có ghi nhận 48 loài, 18 giống cá Mú; Nguyễn Nhật Thi (2008) cũng đã ghi nhận 60 loài, thuộc 14 giống thuộc họ này. Lê Thị Thu Thảo (2011) xác định danh mục thành phần loài họ cá Mú ở vùng biển Việt Nam gồm 72 loài, thuộc 15 giống. Hiện nay, các loài cá Mú nói riêng, sinh vật ngoài tự nhiên nói chung có nhiều biến động về số lượng loài, một số loài bị tuyệt chủng hoặc trở nên khan hiếm. Việc lưu giữ mẫu vật, mẫu DNA của các loài này phục vụ vấn đề tham khảo, nghiên cứu là việc cần thực hiện xuyên suốt bởi .