Nghiên cứu về các loài thuộc giống acroneuria (acroneuriinae, perlidae, plecoptera) ở Việt Nam

Nội dung bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về các loài thuộc giống acroneuria (acroneuriinae, perlidae, plecoptera) ở việt nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LOÀI THUỘC GIỐNG Acroneuria (ACRONEURIINAE, PERLIDAE, PLECOPTERA) Ở VIỆT NAM CAO THỊ KIM THU Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Giống Acroneuria thuộc phân họ Acroneuriinae, họ Perlidae, được mô tả bởi Pictet (1841) [7]. Giống này được cho là có phân bố đầu tiên ở khu vực Bắc Mỹ, với 18 loài được ghi nhận từ khu vực này (Stark và Gaufin, 1976; Pescador et al., 2000; Grubbs và Stark, 2004, Stark và Armitage, 2004c; Stark và Kondratieff. 2004a, b) [4, 6, 9, 10, 11]. Ngoài ra, 15 loài của giống này cũng được ghi nhận ở khu vực Đông Á như Nhật Bản và Trung Quốc; vùng núi Nepal – Himalaya của khu vực Đông phương (Oriental region) (Kawai, 1967; Wu, 1937-38; Yang và Yang, 1995a, b; Du et al., 1999; Du, 2000; Sivec, 1981) [3, 5, 13, 14]. Công trình nghiên cứu về giống Acroneuria ở Việt Nam quan trọng nhất phải kể đến là Zwick (1973) [15]. Trong đó tác giả đã mô tả lại 2 loài A. violacea và A. nobiliata. Một số công trình gần đây như Cao & Bae (2007) [1] đã ghi nhận thêm 2 loài mới và lập khóa định loại 4 loài thuộc giống Acroneuria ở Việt Nam. Stark & Sivec (2008) [12], tiếp tục ghi nhận và bổ sung thêm 2 loài mới thuộc giống này, nhưng không lập khóa định loại đến loài. Cho đến nay, danh pháp và vị trí của một vài taxon đã thay đổi. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu để đưa ra khóa định loại các loài trong giống Acroneuria ở Việt Nam một cách đầy đủ và chính xác là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phân loại. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các loài thuộc giống Acroneuria (Acroneurinae, Perlidae, Plecoptera) ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp kế thừa các tài liệu định loại có liên quan gồm các tài liệu định loại ở Việt Nam và các nước lân cận, đặc biệt là các tài liệu mô tả gốc của từng loài; phương pháp so sánh hình thái được dùng để định loại. Khóa định loại được lập

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.