Trong quá trình nghiên cứu họ Màn màn ở Việt Nam, xác định được hiện nay chi Cáp ở Việt Nam có 36 loài, 3 phân loài và 2 thứ. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xây dựng khóa định loại các loài thuộc chi Cáp có ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TRONG CHI CÁP – Capparis L. THUỘC HỌ MÀN MÀN (CAPPARACEAE Juss.) Ở VIỆT NAM SỸ DANH THƯỜNG Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về chi Cáp ở Việt Nam là của Gagnepain (1908) trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” (Flore General de L’Indo-chine). Tác giả đã lập khóa định loại, mô tả đặc điểm hình thái cho 22 loài thuộc chi này. Đến năm 1943, trong “Supplément Flore générale de L’ Indo-Chine", ông đã chỉnh lý một số thông tin và bổ sung một số taxon, nâng tổng số loài thuộc chi Capparis là 37 loài. Sau công trình này, còn một số công trình nghiên cứu phân loại khác như: Phạm Hoàng Hộ (1970) trong “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” đã tóm tắt đặc điểm nhận biết cho 14 loài thuộc chi Cáp. Đến năm 1999 trong "Cây cỏ Việt Nam" ông đã chỉnh lý danh pháp và bổ sung một số loài, đưa tổng số taxon của chi Cáp ở Việt Nam là 27 loài, 6 phân loài, 2 thứ. Nguyễn Tiến Bân & D. I. Dorofeev (2003) trong “Danh lục các loài Thực vật Việt Nam” đã tóm tắt các thông tin ngắn gọn như tên khoa học, tên Việt Nam, tên đồng nghĩa, phân bố, dạng sống và sinh thái, giá trị sử dụng (nếu có) của 30 loài, 4 phân loài, 2 thứ thuộc chi này. Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu khác về chi Cáp, nhưng chỉ ở mức độ nghiên cứu sơ sài, mang tính chất thống kê, chưa đề cập nhiều đến thay đổi về danh pháp của các taxon. Trong quá trình nghiên cứu họ Màn màn ở Việt Nam, chúng tôi đã xác định được hiện nay chi Cáp ở Việt Nam có 36 loài, 3 phân loài và 2 thứ. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xây dựng khóa định loại các loài thuộc chi Cáp có ở Việt Nam. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Là các loài trong tự nhiên (mẫu tươi sống), các tiêu bản khô của chi Cáp ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài được lưu giữ tại các phòng tiêu bản của các Viện nghiên cứu và trường đại học như Phòng tiêu bản thực vật, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại .