Một số enzyme giới hạn sử dụng trong phân tách các loài đồng hình thuộc phức hợp muỗi anopheles maculatus ở xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

Bài báo này cung cấp một số dữ liệu về Enzyme giới hạn để phân tách DNA của các thành viên thuộc phức hợp A. maculatus tại xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 MỘT SỐ ENZYME GIỚI HẠN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÁCH CÁC LOÀI ĐỒNG HÌNH THUỘC PHỨC HỢP MUỖI Anopheles maculatus Ở XÃ PHƢỚC CHIẾN, HUYỆN THUẬN BẮC, TỈNH NINH THUẬN BÙI MINH HỒNG, TRẦN THỊ THU TRANG Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ĐỖ MẠNH CƢƠNG Viện Vệ sinh Phòng dịch Quân đội Ninh Thuận là một tỉnh duyên hải miền Trung, t nh h nh sốt rét vẫn trong chiều hƣớng không ổn định, mỗi năm số ngƣời mắc bệnh và tử vong do sốt rét vẫn c n cao. Xã Phƣớc Chiến, huyện Thuận Bắc là một trong các điểm nóng sốt rét của tỉnh, do cộng đồng dân cƣ chủ yếu là ngƣời Raglai có tập quán làm và ngủ tại nƣơng rẫy, nơi có rừng thứ sinh tiếp giáp với rừng nguyên sinh ít bị tác động, tạo môi trƣờng sống lý tƣởng của loài Anopheles maculatus. Vì vậy việc đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ khu hệ muỗi A. maculatus tại đây là một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay [1]. Việc kết hợp giữa các phƣơng pháp truyền thống với sử dụng kỹ thuật phân tử là rất cần thiết để phân loại quần thể muỗi truyền bệnh. Vì nhiều loài muỗi lúc đầu đƣợc xác định nhƣ 1 loài đơn, nhƣng khi nghiên cứu sâu về vai trò dịch tễ, đặc tính sinh học và sử dụng các kỹ thuật mới để nhận biết về di truyền, hóa sinh đã xác định chúng là những nhóm đồng hình, và chúng có thể đóng những vai trò truyền bệnh khác nhau [2,3]. Loài Anopheles maculatus đƣợc Theobald phát hiện ở Hồng Kông, Trung Quốc vào năm 1901. Đây là loài muỗi phân bố rộng rãi, cho đến nay, phức hợp A. maculatus gồm ít nhất 12 loài thành viên. Nhiều thành viên trong nhóm này đã đƣợc xác định có vai trò truyền bệnh ở Malaysia, Thái Lan, Nepal, Trung Quốc, Singapore. Việt Nam trƣớc đây, muỗi A. maculatus đƣợc xác định là một loài đơn, phân bố rộng rãi ở vùng rừng núi trên toàn quốc, nhƣng nghiên cứu gần đây cho thấy phức hợp loài này gồm ít nhất 8 loài đã đƣợc định tên (A. maculatus, A. pseudowillmori, A. notanandai, A. sawadwongporni, A. willmori, A. dradivicus, A. dispar và A. greeni) và một số dạng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    83    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.