Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) và chân bụng Gastooda) ở sông Hương thành phố Huế

Cho đến nay, việc nghiên cứu về thành phần loài, sự phân bố các loài thủy sinh trên sông Hương mới chỉ tập trung nhiều ở nhóm cá, động thực vật nổi, nhưng nhóm Thân mềm chưa được quan tâm nghiên cứu. Tiến hành phân tích cấu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố động vật đáy cỡ lớn và đánh giá mức độ tác động của con người tới đa đạng sinh học sông Hương có ý nghĩa cấp thiết, là cơ sở khoa học cho việc quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI THÂN MỀM HAI MẢNH VỎ (Bivalvia) VÀ CHÂN BỤNG Gast o oda) Ở SÔNG HƯƠNG THÀNH PHỐ HUẾ HOÀNG ĐÌNH TRUNG, HOÀNG VIỆT QUỐC Trường i h Kh a h ih Sông Hương có hai nhánh lớn đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Nó có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của người dân thành phố Huế và các vùng phụ cận vì đây là nguồn cung cấp nước chính cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, giải trí. Môi trường sống ở đây thuận lợi cho các quần xã thủy sinh vật, trong đó có các nhóm động vật không xương sống cỡ lớn đóng vai trò cân bằng sinh thái và giảm thiểu ô nhiễm. Một số loài Thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia), Chân bụng (Gastropoda) không chỉ có ý nghĩa chỉ thị sinh học môi trường nước mà còn có giá trị kinh tế, hình thành nên những món ăn đặc trưng cho xứ Huế. Cho đến nay, việc nghiên cứu về thành phần loài, sự phân bố các loài thủy sinh trên sông Hương mới chỉ tập trung nhiều ở nhóm cá, động thực vật nổi, nhưng nhóm Thân mềm chưa được quan tâm nghiên cứu. Tiến hành phân tích cấu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố động vật đáy cỡ lớn và đánh giá mức độ tác động của con người tới đa đạng sinh học sông Hương có ý nghĩa cấp thiết, là cơ sở khoa học cho việc quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố Thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Chân bụng (Gastropoda) ở sông Hương thuộc địa phận thành phố Huế. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên dòng chính của sông Hương, từ cầu Tuần đến phía trong đập Thảo Long. Có tất cả 7 mặt cắt (ký hiệu từ M1-M7), mỗi mặt cắt, mẫu được lấy ở 2 vị trí: Bờ Nam và bờ Bắc. Các mặt cắt và điểm lấy mẫu được lựa chọn sao cho có thể thu được các đại diện cho vùng lấy mẫu và tuân thủ đúng theo quy trình, quy phạm điều tra cơ bản. ng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.