Đề tài này được thực hiện nhằm cung cấp những dẫn liệu về sinh học quần đàn của loài này. Kết quả của đề tài sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và quản lý việc nguồn lợi cá kèo đỏ trong tương lai. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC QUẦN ĐÀN CÁ KÈO ĐỎ (Trypauchen vagina) Ở SÓC TRĂNG ĐINH MINH QUANG, NGUYỄN MINH THÀNH Trường Đại học Cần Thơ Cá kèo đỏ Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801) là một loại cá bùn sống ven biển thậm chí vùng nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long [3; 4; 10]. Trước đây, cá kèo đỏ không được xem là đối tượng kinh tế [3; 4]; tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do nguồn lợi cá ở Sóc Trăng bị suy giảm trầm trọng do khai thác quá mức nên cá kèo đỏ dần dần đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống ngư dân địa phương. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về loài này như nghiên cứu về phân loại học và mô tả hình thái [7; 8], sự phân bố, môi trường sống [3; 4; 10]. Trong khi đó, những chỉ số sinh học quần đàn như hệ số tăng trưởng (K) hệ số chế tổng (Z), hệ số chết tự nhiên (M), hệ số chết do khai thác (F), chiều dài tối đa (L∞) và hệ số khai thác (E) của loài này vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, đề tài này được thực hiện nhằm cung cấp những dẫn liệu về sinh học quần đàn của loài này. Kết quả của đề tài sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và quản lý việc nguồn lợi cá kèo đỏ trong tương lai. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu mẫu: Mẫu vật được hàng tháng vào con nước rong bằng lưới đáy (mắt lưới phần đục là 1,5 cm) tại khu vực sông cồn tròn (9°34'"N, 106°13'"E), huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Các thông tin về môi trường sống, mùa sinh sản, sản lượng cá,. được thu thập thông qua việc phỏng vấn ngư dân. Nhiệt độ và độ mặn của môi trường được ghi nhận bằng nhiệt kế (HI98127, ± oC) và khúc xạ kế ( PPT-ATC, ±1 ‰). Những số liệu này sẽ được dùng để kiểm tra sự ảnh hưởng của chúng đến tỉ lệ giới tính của loài này tại khu vực nghiên cứu. Định loại mẫu vật: Mẫu vật được định loại dựa vào đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu được mô tả bởi Nguyễn Văn Hảo (2005) [4]. Phân tích mẫu và xử lý số liệu: Mẫu vật được cố định trong dung dịch formol 5% ngay sau khi thu