Đa dạng các loài ếch cây (Amphibia: anura: rhacophoridae) ở tỉnh Điện Biên

Trong các chuyến khảo sát về đa dạng sinh học gần đây tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé, chúng tôi đã thu thập được mẫu vật của các loài ếch cây trong đó có 6 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở tỉnh Điện Biên. Bài báo này cung cấp dẫn liệu cập nhật về đa dạng thành phần loài ếch cây ở tỉnh Điện Biên đồng thời mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái của 6 loài mới ghi nhận bổ sung. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG CÁC LOÀI ẾCH CÂY (AMPHIBIA: ANURA: RHACOPHORIDAE) Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN NGUYỄN QUẢNG TRƢỜNG, PHẠM THẾ CƢỜNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam LÊ TRUNG DŨNG, NGUYỄN VIỆT BÁCH, NGUYỄN LÂN HÙNG SƠN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Do có biên độ dao động lớn về độ cao cùng với địa hình phức tạp nên vùng Tây Bắc Việt Nam được biết đến là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của Việt Nam (Sterling et al., 2006). Điện Biên là tỉnh nằm ở cực Tây Bắc của nước ta nhưng các nghiên cứu về lưỡng cư trong đó có các loài ếch cây ở tỉnh này còn rất hạn chế. Nguyễn Văn Sáng (1991) và Nguyen et al. (2009) đều chỉ ghi nhận 1 loài ếch cây Polypedates leucomystax ở tỉnh này. Một số nghiên cứu gần đây như Lê Trung Dũng và cs. (2013), Le et al. (2014) và Nguyen et al. (2014) đã ghi nhận thêm 6 loài ếch cây tại tỉnh Điện Biên. Trong các chuyến khảo sát về đa dạng sinh học gần đây tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé, chúng tôi đã thu thập được mẫu vật của các loài ếch cây trong đó có 6 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở tỉnh Điện Biên. Bài báo này cung cấp dẫn liệu cập nhật về đa dạng thành phần loài ếch cây ở tỉnh Điện Biên đồng thời mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái của 6 loài mới ghi nhận bổ sung. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát thực địa được tiến hành vào các đợt 11-23/9/2013, 9-23/3/2014, 10-21/9/2014, và 25/3-19/4/2015 tại 6 phân khu thuộc KBTTN Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) gồm: Chung Chải, Leng Su Sìn, Mường Nhé, Nậm Kè, Sín Thầu và vùng đệm Sen Thượng. Mẫu vật được thu thập trong khoảng thời gian từ 19:00 đến 23:00. Sau khi chụp ảnh, mẫu vật được gây mê và cố định trong cồn 80% trong vòng 8-10 giờ. Để bảo quản lâu dài, mẫu vật được lưu trữ trong cồn 70% tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR). Các chỉ số được đo bằng thước kẹp điện tử với độ chính xác 0,1 mm bao gồm: Dài thân (SVL, từ mút

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    68    1    29-04-2024
1    366    3    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.