Bài báo này cung cấp những dẫn liệu về họ Cà phê (Rubiaceae) ở hai xã Châu Hoàn và Diên lãm thuộc Khu BTTN Pù Huống, góp phần vào cơ sở khoa học cho việc bảo vệ loài và sinh cảnh. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG HỌ CÀ PHÊ Ở XÃ CHÂU HOÀN VÀ DIÊN LÃM THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, NGHỆ AN NGUYỄN THANH TÚ, PHẠM HỒNG BAN Trường Đại học Vinh ĐỖ NGỌC ĐÀI Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Trong ngành thực vật hạt kín thì họ Cà phê (Rubiaceae) là họ lớn với khoảng 611 chi và loài, các loài trong họ này chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ít khi phân bố ở vùng ôn đới [7]. Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới, do đó họ Cà phê (Rubiaceae) rất đa dạng và phong phú, hiện biết với khoảng 90 chi và 430 loài [5]. Các loài trong họ Cà phê (Rubiaceae) chủ yếu là những cây gỗ thấp, cây bụi hay nửa bụi, đôi khi là cây thân thảo hay cây dây leo, chúng là thành phần chủ yếu tạo thành tầng cây thấp trong rừng. Nhiều loài cây trong họ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người như y học, thực phẩm, nhuộm, công nghiệp chế biến gỗ.[1]. Với diện tích vùng lõi là ha, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống thuộc khu vực Bắc Trường Sơn với nhiều kiểu rừng nên hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng. Hiện nay, đã xác định được loài thuộc 185 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó họ Cà phê (Rubiaceae) có khoảng 37 loài. Hai xã Châu Hoàn và Diên Lãm, huyện Quỳ Châu (nằm trong vùng lõi Khu BTTN Pù Huống), Nghệ An với diện tích trên ha thuộc 6 tiểu khu. Hệ thực vật nơi đây chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là đa dạng loài của các họ. Bài báo này cung cấp những dẫn liệu về họ Cà phê (Rubiaceae) ở hai xã Châu Hoàn và Diên lãm thuộc Khu BTTN Pù Huống, góp phần vào cơ sở khoa học cho việc bảo vệ loài và sinh cảnh. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng là các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) phân bố ở hai xã Châu Hoàn và Diên Lãm thuộc vùng lõi Khu BTTN Pù Huống, Nghệ An. Thời gian được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015. Mẫu vật được thu thập theo phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [8]. Định loại được .