Báo cáo này đưa ra kết quả của việc tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu từ trước đến nay và các nghiên cứu của tác giả về đa dạng cũng như tình trạng bảo tồn của ốc nước ngọt ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ỐC NƢỚC NGỌT Ở VIỆT NAM: ĐA DẠNG VÀ BẢO TỒN ĐỖ VĂN TỨ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ốc nước ngọt có một vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái thủy vực và đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ốc nước ngọt có tính đa dạng và mức độ đặc hữu cao. Tuy nhiên, các dẫn liệu đã có chưa phản ánh hết mức độ đa dạng ốc nước ngọt ở nước ta, các thông tin về loài còn thiếu, nhiều vấn đề phân loại học còn chưa sáng tỏ và thiếu sự đánh giá về tình trạng bảo tồn của nhóm này. Trong vài thập kỷ qua, sự suy thoái và ô nhiễm môi trường sống đã đặt nhiều loài ốc nước ngọt của Việt Nam trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trong các nhóm thủy sinh vật nước ngọt, nhóm thân mềm (trai, hến, ốc) là một trong những nhóm bị đe dọa nhiều nhất (Kay, 1995; Darwall và cộng sự, 2011). Theo Cuttelod và cộng sự (2011), mức độ đe dọa thân mềm nước ngọt ở vùng Indo-Burma (trong đó có Việt Nam) chỉ xếp sau châu Âu. Nghiên cứu ốc nước ngọt của Việt Nam bắt đầu tiến hành từ thế kỷ XIX khi Cross và Fisher (1863) công bố 45 loài thân mềm nước ngọt Nam Việt Nam. Sau đó là các nghiên cứu của các tác giả người nước ngoài khác như Brot (1887), Fisher (1891), Dautzenberg and Fischer (1905, 1906, 1908), Morlet (1875, 1887, 1893), Các kết quả nghiên cứu về ốc nước ngọt ở Việt Nam từ trước 1970 đã được Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980) tổng hợp, tu chỉnh về phân loại học và công bố trong công trình “Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam”. Theo đó, có 47 loài ốc nước ngọt được ghi nhận miền Bắc Việt Nam, đây là là công trình đầy đủ duy nhất đã được công bố cho tới thời điểm đó về ốc nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam. Các nghiên cứu về ốc nước ngọt được tiếp tục về sau này bởi Đặng Ngọc Thanh và cộng sự. (2000, 2003, 2004, 2006, 2007, 2008, 2010, 2011), Köhler và cộng sự (2009), Tập hợp các