Giá trị kinh tế của họ Bứa (Clusiaceae lindl.) ở Việt Nam

Trong nội dung bài báo này, chúng tôi đề cập đến đặc điểm, phân bố, công dụng của các loài có giá trị trong họ Bứa ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA HỌ BỨA (CLUSIACEAE Lindl.) Ở VIỆT NAM LÊ NGỌC HÂN, TRẦN THẾ BÁCH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Họ Bứa (Clusiaceae Lindl.) ở Việt Nam là một họ không lớn, với khoảng 5 chi và 50 loài. Các loài trong họ Bứa chủ yếu là cây gỗ hoặc cây bụi, đặc trưng bởi có nhựa mủ vàng, cành thường nằm ngang; hoa thường đơn tính; nhị thường nhiều, rời hay hợp thành bó. Một số là cây ăn quả, làm gia vị nấu canh, làm thuốc, lấy gỗ, nhiều loài chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như xanthon, benzophenon, flavonoid, tanin Hiện nay, ở nước ta đã có một số công trình đề cập đến giá trị sử dụng của một số loài trong họ Bứa như: Đỗ Tất Lợi (1995), Võ Văn Chi (2003, 2012), Lã Đình Mỡi và cs (2007),. Chưa có công trình nào đánh giá đầy đủ về giá trị của họ Bứa ở Việt Nam. Trong nội dung bài báo này, chúng tôi đề cập đến đặc điểm, phân bố, công dụng của các loài có giá trị trong họ Bứa ở Việt Nam. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài trên cơ sở mẫu tươi và các tiêu bản khô thuộc họ Bứa ở Việt Nam được lưu giữ tại các phòng tiêu bản của các Viện nghiên cứu và các trường Đại học như: Phòng Tiêu bản thực vật (HN), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Phòng tiêu bản, Viện Dược liệu (HNPM); Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (VNM),. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Điều tra kinh nghiệm và tri thức bản địa về sử dụng các loài cây thuộc họ Bứa ở một số tỉnh như: Lào Cai, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum theo phương pháp nghiên cứu thực vật học của Gary J. Martin [7]. Thu thập mẫu tiêu bản, xử lý mẫu và phân loại mẫu theo phương pháp so sánh hình thái dựa vào một số sách tham khảo như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999)[5], Danh lục các loài thực vật Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003)[2]; tra cứu giá trị sử dụng của các loài trong họ theo tài liệu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.