Phân lập và tuyển chọn chủng nấm mốc hòa tan phosphate vô cơ từ đất rừng ngập mặn ở Thừa Thiên Huế

Trong khuôn khổ bài báo này chỉ đề cập đến nhóm nấm mốc hòa tan phosphate vô cơ trong đất rừng ngập mặn với mục đích tách được các chủng nấm mốc có khả năng hòa tan phosphate mạnh để làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng nhằm cải thiện hiệu quả công tác ươm trồng phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG NẤM MỐC HÕA TAN PHOSPHATE VÔ CƠ TỪ ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN Ở THỪA THIÊN-HUẾ PHẠM THỊ NGỌC LAN, HOÀNG DƢƠNG THU HƢƠNG Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới, có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học và có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên cũng như con người. Tuy nhiên, rừng ngập mặn ở nước ta đang đứng trước nguy cơ bị khai thác và tàn phá nghiêm trọng, diện tích ngày càng thu hẹp và gây ra các hậu quả nặng nề. Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển bền vững rừng ngập mặn ở tỉnh Thừa Thiên-Huế nói riêng và cả nước nói chung là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa lớn về môi trường đối với vùng đầm phá ven biển. Một trong những biện pháp để bảo tồn góp phần tạo cân bằng sinh thái đó là tách tạo được các chủng vi sinh vật có hiệu lực hòa tan phosphate mạnh để tạo thành chế phẩm lân sinh học và đưa trở lại môi trường đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng mà không gây hại đến sức khỏe của con người, động vật, thực vật và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái [2, 3]. Trong khuôn khổ bài báo này chỉ đề cập đến nhóm nấm mốc hòa tan phosphate vô cơ trong đất rừng ngập mặn với mục đích tách được các chủng nấm mốc có khả năng hòa tan phosphate mạnh để làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng nhằm cải thiện hiệu quả công tác ươm trồng phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng Các chủng nấm mốc có khả năng hòa tan phosphate vô cơ mạnh được phân lập từ đất vùng rễ của một số loại cây sống ở khu vực rừng ngập mặn Thừa Thiên-Huế (cây chá, cây quao nước, cây tra, cây đước, cây vẹt ). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu . Phương pháp phân lập và đếm số lượng tế bào [4] - Sử dụng phương pháp Koch để phân lập nấm mốc có khả năng hòa tan phosphate vô cơ khó tan trên môi trường Czapek thạch đĩa nhưng thay nguồn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.