Kết quả nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm thuốc tại các huyện ven biển tỉnh Thái Bình có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn nhằm cung cấp những dẫn liệu mới và cơ bản, góp phần bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên của khu dự trữ sinh quyển đồng bằng Bắc bộ. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG THỰC VẬT LÀM THUỐC TẠI CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH ĐỖ THANH TUÂN Trường Đại học Y dược Thái Bình TRẦN THỊ PHƢƠNG ANH Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam HOÀNG LÊ TUẤN ANH Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Công ước Đa dạng sinh học ra đời năm 1992 là cam kết chung của các quốc gia trên thế giới để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thái Bình là một tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ, có đặc điểm chung của đồng bằng châu thổ, đồng thời có những nét riêng. Tỉnh Thái Bình có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ Sông Hồng, 3 khu vực còn lại thuộc Nam Định và Ninh Bình. Tại vùng ven biển Thái Bình hiện nay có ha rừng ngập mặn, trong đó rừng Bần tự nhiên có hơn 500 ha, rừng Sú, Vẹt tự nhiên khoảng 3000 ha, còn lại hơn 7000 ha là rừng trồng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm và thay đổi. Những quần thể thực vật này thường dễ bị tổn thương và ít có khả năng thích nghi khi môi trường sống bị thay đổi. Nhiều loài đang bị đe doạ. Nhiều loài trong số này có giá trị khoa học, y học và thương mại cao. Kết quả nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm thuốc tại các huyện ven biển tỉnh Thái Bình có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn nhằm cung cấp những dẫn liệu mới và cơ bản, góp phần bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên của khu dự trữ sinh quyển đồng bằng Bắc bộ. I. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm nghiên cứu: 2 huyện ven biển Thái Thụy, Tiền Hải tỉnh Thái Bình 2. Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc tại 2 huyện trên. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp kế thừa: kế thừa các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát thực địa theo tuyến .