Bài báo này công bố một số kết quả nghiên cứu nhằm góp phần định hướng lựa chọn loài bọ rùa bắt mồi có hiệu quả và vật mồi thích hợp của chúng trong nhân nuôi với số lượng lớn trong phòng thí nghiệm. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHỤC TRÁNG GIỐNG ĐỐI VỚI BA LOÀI BỌ RÙA BẮT MỒI Menochilus sexmaculatus (Fabr.), Propylea japonica (Thunb.) VÀ Lemnia biplagiata (Swart.) TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM NGUYỄN QUANG CƢỜNG, TRƢƠNG XUÂN LAM, NGUYỄN THỊ HẠNH, NGUYỄN THỊ THÚY, NGUYỄN THỊ TÚ ANH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Các kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nƣớc về 3 loài bọ rùa bắt mồi Menochilus sexmaculatus (Fabr.), Propylea japonica (Thunb.) và Lemnia biplagiata (Swart.) cho thấy đây là những loài đa thực, có sức sinh sản cao. Các nghiên cứu trƣớc đây (Nguyễn Quang Cƣờng và cs, 1999; Nguyễn Quang Cƣờng, 2014) đã cho thấy việc nhân nuôi liên tiếp trong phòng thí nghiệm đối với ba loài bọ rùa bắt mồi bọ rùa sáu vằn đen M. sexmaculatus, bọ rùa đỏ nhật bản P. japonica và bọ rùa hai mảng đỏ L. biplagiata đã có tác động làm giảm một số chỉ tiêu liên quan đến sinh sản của trƣởng thành và tỷ lệ sống của ấu trùng. Nghiên cứu này đƣợc đƣa ra với mục đích cải tạo chất lƣợng sinh sản của trƣởng thành, nhằm duy trì khả năng nhân nuôi kéo dài trong phòng thí nghiệm của ba loài bọ rùa M. sexmaculatus, P. japonica và L. biplagiata. Bài báo này công bố một số kết quả nghiên cứu nhằm góp phần định hƣớng lựa chọn loài bọ rùa bắt mồi có hiệu quả và vật mồi thích hợp của chúng trong nhân nuôi với số lƣợng lớn trong phòng thí nghiệm. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Việc thực hiện biện pháp phục tráng giống đối với ba loài bọ rùa M. sexmaculatus, P. japonica và L. biplagiata đƣợc thực hiện bằng cách: sử dụng những bọ rùa trƣởng thành đực thu thập ngoài tự nhiên cho giao phối với trƣởng thành cái ở thế hệ F6 đối với bọ rùa sáu vằn đen M. sexmaculatus, các thế hệ F9, F11, F14 đối với loài bọ rùa đỏ nhật bản P. japonica và ở F5 đối với loài bọ rùa hai mảng đỏ L. biplagiata. Trƣởng thành bọ rùa cái đƣợc sử dụng .