Đặc điểm sinh cảnh và thành phần thức ăn của chuột đá Trường Sơn (laonastes aenigmamus) tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Nội dung bài viết tiến hành các nghiên cứu về đặc điểm sinh cảnh và thành phần thức ăn của CĐTS nhằm tạo lập cơ sở khoa học, xây dựng các biện pháp bảo tồn loài thú quý hiếm này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐẶC ĐIỂM SINH CẢNH VÀ THÀNH PHẦN THỨC ĂN CỦA CHUỘT ĐÁ TRƢỜNG SƠN (Laonastes aenigmamus) TẠI HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN XUÂN ĐẶNG, NGUYỄN XUÂN NGHĨA, NGUYỄN ĐÌNH DUY Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ ViệtNam Tại Việt Nam, lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của loài chuột đá trƣờng sơn (CĐTS) (Laonastes aenigmamus) trong khu vực rừng trên núi đá vôi thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình [7]. Đây là ghi nhận mới rất có giá trị cho khu hệ thú hoang dã của Việt Nam và đặc biệt là khu vực dãy Trƣờng Sơn nơi đƣợc xác định là một trong hơn 200 vùng sinh thái quan trọng của thế giới, thể hiện sự phong phú cũng nhƣ tiềm ẩn nhiều loài sinh vật mới chƣa đƣợc biết đến. CĐTS có thể là loài thú duy nhất còn sót lại của họ thú cổ Diatomyidae đƣợc cho là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm [2]. Việc phát hiện ra loài này có giá trị đáng kể trong nghiên cứu khoa học cũng nhƣ tạo thêm cơ hội cho việc bảo tồn một loài thú quý hiếm, một giống và một họ thú cổ [4]. CĐTS đƣợc xếp ở mức VU trong Danh lục Đỏ IUCN (2014) [1]. Với vùng phân bố hẹp chỉ khoảng ha, chủ yếu nằm ở vùng đệm của Vƣờn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng, khả năng sinh sản hạn chế và dƣới áp lực săn bắt ngày càng lớn của ngƣời dân địa phƣơng [3,8,9], việc bảo vệ quần thể CĐTS này là rất cấp thiết và sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đây là loài thú đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhƣng do rất hiếm gặp nên các thông tin tƣ liệu về các yêu cầu sinh thái của CĐTS rất ít đƣợc nghiên cứu. Vì vậy, trong 2 năm 2014-2015, chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu về đặc điểm sinh cảnh và thành phần thức ăn của CĐTS nhằm tạo lập cơ sở khoa học, xây dựng các biện pháp bảo tồn loài thú quý hiếm này. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này đƣợc tiến hành tại vùng đệm của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nằm trên địa bàn 3 xã: .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
13    135    1    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.