Điều tra tình hình phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam

Nội dung bài viết tiến hành điều tra tình hình phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài ở Việt Nam, nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu làm tăng nguồn dược liệu. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI NHÀU (Morinda L.) Ở VIỆT NAM VŨ HƢƠNG GIANG, NINH KHẮC BẢN, TRẦN MỸ LINH, LÊ QUỲNH LIÊN Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chi Nhàu (Morinda L.), thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), trên thế giới có khoảng 40 loài [6], ở Việt Nam hiện đã biết 9 loài và 3 thứ [3]. Các loài trong chi Nhàu phân bố ở hầu hết các khu vực của Việt Nam. Trong dân gian, chi Nhàu đƣợc sử dụng phổ biến để chữa một số bệnh nhƣ cao huyết áp, nhức mỏi tay chân, đau lƣng, sài uốn ván, chữa lỵ, ỉa chảy, cảm sốt, bồi bổ sức khỏe, chữa lành vết thƣơng, vết loét . Ngoài ra chi Nhàu còn đƣợc sử dụng để nhuộm vải [4]. Cho đến nay, các loài trong chi Nhàu chủ yếu phân bố và phát triển tự nhiên trong các khu rừng tái sinh hoặc những vùng đất trống. Số ít loài đƣợc nghiên cứu về khả năng nhân giống nhằm tăng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp dƣợc nhƣ: Morinda citrifolia, Morinda officinalis [5,7], trong khi các loài khác thuộc chi Nhàu cũng đƣợc sử dụng khá phổ biến ở cộng đồng dân tộc Cơ tu, Vân Kiều nhƣ M. umbellata, M. longifolia trong việc phòng và điều trị bệnh [1, 2]. Thấy đƣợc tiềm năng của chi Nhàu trong đời sống con ngƣời, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài ở Việt Nam, nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu làm tăng nguồn dƣợc liệu. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Khảo sát điều tra sự phân bố của các loài trong chi Nhàu (Morinda L.) ở Việt Nam. + Giám định tên mẫu bằng phƣơng pháp hình thái so sánh. + Đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài thuộc chi Nhàu thông qua quá trình quan sát, ghi chép từ các đợt khảo sát thực địa nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng tăng nguồn nguyên liệu. + Lập 2 ô tiêu chuẩn (OTC) ngẫu nhiên cho mỗi loài (loài M. tomnetosa tại Nha Trang – Khánh Hòa và loài M. longifolia tại Vƣờn Quốc gia Bạch Mã, Thừa .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.