Nhận thức được vấn đề này, tiến hành điều tra, nghiên cứu, giám sát loài Cú lợn lưng nâu nhằm cung cấp thông tin liên quan nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển quần thể loài chim hiếm này tại Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ SINH HỌC SINH THÁI LOÀI CÚ LỢN LƢNG NÂU Tyto longimembris TẠI KHU VỰC BÃI GIỮA SÔNG HỒNG – HÀ NỘI LÊ MẠNH HÙNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam VƢƠNG TIẾN MẠNH Cơ quan CITES, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cú lợn lƣng nâu Tyto longimembris đƣợc xác định là loài chim định cƣ hiếm nằm trong họ Cú lợn Tytonidae, bộ Cú Strigiformes [9,10]. Tại Việt Nam loài này đƣợc ghi nhận ở các vùng Đông Bắc, trung, nam Trung Bộ và Nam Bộ [7,9]. Sinh cảnh sống của Cú lợn lƣng nâu chỉ giới hạn trong các khu vực tồn tại các loại trảng cỏ cao [9]. Hiện nay, sinh cảnh trảng cỏ tại Việt Nam đang ngày một bị thu hẹp với các hình thức chuyển đổi sang các mục đích phát triển nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản), công nghiệp (xây dựng nhà máy, xí nghiệp), đô thị hoá (nhà ở). Cú lợn lƣng nâu là 1 trong số ít các loài Cú đƣợc ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở cấp độ Sẽ nguy cấp - VU [1]. Ngoài ra, hiện chƣa hề có bất kỳ nghiên cứu liên quan đến sinh học, sinh thái của loài này tại Việt Nam. Nhận thức đƣợc vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu, giám sát loài Cú lợn lƣng nâu nhằm cung cấp thông tin liên quan nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển quần thể loài chim hiếm này tại Việt Nam. I. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong 3 mùa sinh sản từ năm 2011-2014 tại khu vực bãi giữa Sông Hồng thuộc các huyện Đan Phƣợng (xã Liên Hồng, Liên Hà), quận bắc Từ Liêm (phƣờng Thƣợng Cát), quận Tây Hồ (phƣờng Nhật Tân, Tứ Liên, Phú Thƣợng, An Dƣơng). Việc nghiên cứu đƣợc tiến hành thông qua các bƣớc nhƣ sau: - Điều tra xác định các sinh cảnh thích hợp còn tồn tại dọc hai bờ Sông Hồng. - Phỏng vấn dân cƣ địa phƣơng về sự hiện diện của loài - Điều tra thực địa xác định vị trí làm tổ. Sau khi xác định đƣợc ví trí các tổ, tiến hành trực tiếp giám sát, ghi nhận mọi thông tin .