Bước đầu khảo sát hàm lượng kim loại nặng ở ong mật (apis cerena fabricius) và sản phẩm của ong mật tại một số khu vực ở Hà Nội

Với mục đích nghiên cứu sử dụng loài ong mật Apis cerena làm chỉ thị sinh học đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường, chúng tôi tiến hành khảo sát hàm lượng kim loại nặng trên cơ thể loài này và sản phẩm của chúng là sáp ong tại một số địa điểm ở Hà Nội. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG Ở ONG MẬT (Apis cerena Fabricius) VÀ SẢN PHẨM CỦA ONG MẬT TẠI MỘT SỐ KHU VỰC Ở HÀ NỘI NGUYỄN PHƢỢNG MINH Viện Hóa học-Môi trường quân sự, Bộ Quốc phòng NGUYỄN ĐẮC ĐẠI, TRƢƠNG XUÂN LAM, NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LIÊN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Họ ong mật (Apidae) chiếm số lƣợng lớn trên thế giới, với hơn 5700 đã đƣợc mô tả (Michener, 2000) [3]. Bên cạnh vai trò là những loài thụ phấn cho cây trồng, những loài này còn có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái, chúng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của động vật, giúp bảo tồn nguồn gen và cân bằng các hệ sinh thái tự nhiên. Hơn thế nữa, do nhạy cảm với những tác động của môi trƣờng nên chúng đƣợc sử dụng nhƣ những loài chỉ thị sinh học cho môi trƣờng. Thức ăn của các loài ong mật họ Apidae là phấn hoa. Thành phần các chất kim loại nặng có trong thức ăn đƣợc tích tụ lại trong các bộ phận khác nhau của các loài ong nhƣ chì đƣợc tích lại trong chất thải (phân) ở các loài ong mật họ Apidae (Goloskov & Pimenov, 1972) [1], đồng, sắt và kẽm cũng đƣợc tìm thấy trong chất thải nhƣng với nồng độ thấp, trong khi sắt đƣợc tìm thấy với nồng độ cao trong các tế bào đặc biệt (trophocytes) ở phần bụng, đồng và kẽm đƣợc tích lại trong các cơ ở ngực của các loài ong mật (Hsu Yuan and Chia Welli, 1993; Raes et al., 1992) [2],[5]. Nghiên cứu thành phần các kim loại nặng và á kim đƣợc tích tụ lại trong cơ thể các loài ong và các sản phẩm của chúng nhƣ phấn hoa, keo ong và sáp ong, do quá trình tiêu thụ nguồn thức ăn trong môi trƣờng bị ô nhiễm sẽ đƣa ra đƣợc những dẫn chứng làm cơ sở cho việc sử dụng các loài này để đánh giá sự ô nhiễm của môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và trên cây trồng nơi chúng sống. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhƣng chƣa có công trình nào đƣợc thực hiện ở nƣớc ta. Apis cerena Fabricius là loài ong mật bản địa ở .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.