Công trình nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiệu quả và tính an toàn của sinh thiết phổi xuyên phế quản dưới hướng dẫn X quang trong chẩn đoán ung thư phế quản nguyên phát ở ngoại biên. Nghiên cứu tiền cứu trên 62 bệnh nhân được xác định có nốt phổi đơn độc và khối u trên phim chẩn đoán hình ảnh được thực hiện sinh thiết phổi xuyên phế quản. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 NGHIÊN CỨU VAI TRÒ SINH THIẾT PHỔI XUYÊN PHẾ QUẢN DƯỚI HƯỚNG DẪN X QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN U PHỔI NGOẠI BIÊN Ngô Thế Hoàng*, Trần Văn Ngọc** TÓM TẮT Mở đầu: Sinh thiết phổi xuyên phế quản (STPXPQ) là kỹ thuật giúp đạt được chẩn đoán bản chất các tổn thương phổi dạng u ở ngoại biên (bao gồm nốt phổi đơn đôc và khối u không có sang thương nhìn thấy khi soi phế quản ống mềm). Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của STPXPQ dưới hướng dẫn X quang trong chẩn đoán ung thư phế quản nguyên phát (UTPQ) ở ngoại biên. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu trên 62 bệnh nhân được xác định có nốt phổi đơn độc và khối u trên phim chẩn đoán hình ảnh được thực hiện STPXPQ. Kết quả: 44 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phế quản, 18 bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương lành tính. STPXPQ đạt chẩn đoán 62,9%. Riêng với nguyên nhân ác tính, STPXPQ có độ nhạy 65,9%, độ đặc hiệu 100%. Kết quả tốt hơn với các tổn thương có kích thước lớn (độ nhạy trong chẩn đoán nốt phổi đơn độc là 43,8% và khối u là 78,6% với p 6 cm UTPQ n = 44 Sinh thiết (+) (%) 4 7 0 (0.) 4 (5,1) 14 9 11 (78,6) 5 (55,6) UTPQ n = 44 Sinh thiết (+) (%) Không xác định được 10 9 (90) Bệnh nhân chỉ có X quang ngực thẳng. Không sinh thiết được trường hợp nào có khoảng cách từ rốn phổi dưới 2 cm. Kết quả sinh thiết tương tự khi khoảng cách từ rốn phổi 2-4 cm (57,1%) và trên 6 cm (55,6%). Đạt kết quả tốt nhất khi khoảng cách này từ 4-6 cm (78,6%). Biến chứng của STPXPQ dưới hướng dẫn X quang Bảng 5: Biến chứng SPQOM và STPXPQ dưới hướng dẫn X quang Biến chứng STPXPQ: Từ kết quả được trình bày trong bảng 3, chúng tôi tính được độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và âm của STPXPQ dưới hướng dẫn X quang trong chẩn đoán UTPQ ở phổi phải theo thứ tự là 68,8%, 100%, 100%, 52,4%, ở phổi trái là 58,3%, 100%, 100%, 58,3%. Khả năng chẩn đoán UTPQ ngoại biên của STPXPQ dưới hướng dẫn X quang ở phổi phải (68,8%) và trái (58,3%), cũng như NPĐĐ