Chẩn đoán loãng xương: Ảnh hưởng của giá trị tham chiếu

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định pBMD và SD và đánh giá sự tương đương giữa chỉ số T của người Việt (gọi tắt là TVN) và chỉ số T do máy cung cấp (TDXA). bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ THAM CHIẾU Hồ Phạm Thục Lan*, Phạm Ngọc Hoa***, Lại Quốc Thái**, Nguyễn Dạ Thảo Uyên*, Nguyễn Đình Nguyên****, Nguyễn Văn Tuấn**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hiện nay, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương là dựa vào chỉ số T (T-score) của cổ xương đùi đo bằng máy DXA. Chỉ số T là kết quả của 2 thông số: mật độ xương đỉnh (peak bone mineral density – pBMD) và độ lệch chuẩn (SD). Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào để xác định 2 thông số đó ở người Việt. Mục tiêu: xác định pBMD và SD và đánh giá sự tương đương giữa chỉ số T của người Việt (gọi tắt là TVN) và chỉ số T do máy cung cấp (TDXA). Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study), với 1227 cá nhân (gồm 357 nam và 870 nữ), tuổi từ 18 đến 89 được chọn ngẫu nhiên trong các quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Mật độ xương (BMD) ở cổ xương đùi, xương cột sống và toàn thân được đo bằng máy DXA Hologic QDR 4500. Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập các dữ liệu về nhân trắc và tiền sử lâm sàng của từng cá nhân. Chúng tôi áp dụng mô hình hồi qui đa thức (polynomial regression) và phương pháp phân tích tái chọn mẫu (resampling method hay còn gọi là bootstraps) để xác định pBMD và SD. Dựa vào 2 thông số này, chúng tôi tính chỉ số TVN cho từng cá nhân. Loãng xương được chẩn đoán khi TVN ≤ -2,5, thiếu xương nếu -2,5 1,0. Một chẩn đoán như thế cũng được áp dụng cho TDXA. Sau đó, chúng tôi so sánh kết quả của 2 chẩn đoán. Kết quả: Ở nữ, dựa vào chỉ số TVN ở cổ xương đùi, tỷ lệ loãng xương là 28,6%, nhưng dựa vào TDXA tỷ lệ loãng xương là 43,7%. Ở nam, tỷ lệ loãng xương dựa vào TVN là 10,4%, thấp hơn khoảng 20% khi so với tỷ lệ loãng xương dựa vào TDXA (29,6%). Ở nam, trong số 40 người được TDXA phân nhóm là loãng xương, có đến 65% (n = 26) người thật sự là thiếu xương dựa vào tiêu chuẩn của TVN. Tương tự, ở nữ, trong số 177 người mà TDXA xếp vào nhóm loãng xương, có đến 35%

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.