Tình hình nghiên cứu và mục tiêu của đề tài trình bày về: U mạch máu xương hàm là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em và thường gây những nguy hiểm đe dọa tính mạng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của việc áp dụng phương pháp điều trị u mạch máu nhưng vẫn bảo tồn được cấu trúc xương hàm. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ U MẠCH MÁU XƯƠNG HÀM Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I & KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN Nguyễn Văn Đẩu*, Lâm Hoài Phương** TÓM TẮT Mục tiêu: U mạch máu xương hàm là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em và thường gây những nguy hiểm đe dọa tính mạng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các đặc điểm về dịch tể học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của việc áp dụng phương pháp điều trị u mạch máu nhưng vẫn bảo tồn được cấu trúc xương hàm. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng là tất cả các bệnh nhân U mạch máu xương hàm đã được điều trị tại khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 2003 đến 2011. Kết quả: Có tất cả 16 bệnh nhân (10 nữ, 6 nam). Tuổi trung bình là 10,6. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật là từ 5 tháng đến 8 năm (trung bình là 56 tháng/ca). Về mô học, u là một khối gồm các mạch máu tăng sinh hoặc dãn ra từ các mạch máu trong tủy xương hàm. Lâm sàng, u gặp nhiều ở xương hàm dưới hơn xương hàm trên, phát triển âm thầm và phá hủy dần cấu trúc xương hàm. U được phát hiện hoặc do tình cờ, hoặc do bị biến dạng mặt, hoặc bị chảy máu ở nướu răng, hoặc chảy máu không cầm sau nhổ răng, hoặc bất ngờ u bị vỡ ra gây chảy máu ồ ạt không cầm được khiến bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng tối cấp. Cận lâm sàng, hình ảnh từ X quang và CT scanner là những vùng thấu quang do hủy xương, các răng và mầm răng bị xô lệch, kênh răng dưới và vách ngoài hốc mũi bị biến dạng. Chụp DSA cho thấy u gồm những búi mạch máu có cấu trúc dãn nở bất thường. Về điều trị, tất cả được điều trị theo phương pháp bảo tồn không cắt đoạn xương hàm. Qui trình điều trị gồm 3 giai đoạn: khống chế chảy máu bằng thuyên tắc mạch hoặc thắt động mạch cảnh ngoài, nhồi sáp xương vào hốc u máu, nạo lấy mô mạch máu. Tất cả đều cho kết quả tốt, u thoái hóa dần, xương mới được tái tạo, không tái phát, xương hàm được bảo tồn. Giải phẫu bệnh lý, đa số .