Nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa tư bản nên nền sản xuất còn bao gồm nhiều thành phần kinh tế như kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Các thành phần kinh tế này vẫn còn tác dụng đối với việc phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta nên cần thiết phải tiếp tục duy trì. Bên cạnh đó, do yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế chủ. | Câu 17: Phân tích tính tất yếu khách quan và lợi ích của sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Theo anh (chị) cần làm gì để xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa? Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần: - Nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa tư bản nên nền sản xuất còn bao gồm nhiều thành phần kinh tế như kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Các thành phần kinh tế này vẫn còn tác dụng đối với việc phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta nên cần thiết phải tiếp tục duy trì. Bên cạnh đó, do yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước. - Do nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động lớn ở nước ta. - Do yêu cầu của qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Do nước ta đang tồn tại nhiều loại trình độ lực lượng sản xuất khác nhau, do đó đòi hỏi phải có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Lợi ích của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: - Thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế của các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế ở nước ta. - Tạo ra lượng hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát triển đời sống kinh tế xã hội, tạo lập thị trường kinh tế đồng bộ. - Cho phép khai thác có hiệu quả các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao động, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí để phát triển kinh tế. - Tạo ra các hình thức kinh tế quá độ trong đó kinh tế tư bản nhà nước có ý nghĩa như là “cầu nối”, “trạm trung gian” cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. - Tạo tiền đề để khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, động lực quan trọng để thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, phát triển lực lượng lượng sản xuất. Để đảm bảo cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải: - Lấy việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân là mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. - Đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, đảm bảo cho kinh tế nhà nước nắm được vai trò lãnh đạo, làm cho kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế. - Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy hình thức phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, khôg để diễn ra sự chênh lệch quá đáng mức sốg và trình độ phát triển giữa các vùng. - Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước, phát huy mặt tích cực ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.