Một số tác động xã hội của nghề nuôi tôm ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã gặt hái được nhiều thành quả về kinh tế đáng khích lệ. Kết quả này có tác động thúc đẩy các quá trình xã hội phát triển theo. Trong bài viết nàu, các tác giả trình bày một số tác động xã hội do nghề nuôi tôm mang lại, đồng thời đưa ra một số quan điểm tổng quát cho sự phát triển. | Hiện nay, vùng đầm phá đã xuất hiện một số ngư dân làm công tác thu gom sản phẩm thủy sản. Những hộ này, được cư dân nơi đây gọi là "Chủ nậu". Họ thường là các hộ kiêm nghiệp vừa nuôi tôm vừa kinh doanh dịch vụ. Chúng tôi cho rằng đây là loại hình kinh doanh theo dạng "Doanh nghiệp tư nhân" ở nông thôn. Những hộ này có vai trò kinh tế rất quan trọng ở địa phương, chính họ là người đứng ra giải quyết vấn đề đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Họ là chủ thể đứng ra giải quyết vấn đề cung cầu của cộng đồng, họ chi phối thị trường không chỉ ở giá cả sản phẩm thủy sản, mà còn giá cả của các mặt hàng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của ngư dân. Phương thức kinh doanh của họ là cho ngư dân vay vốn và thu lãi hàng tháng, thông thường lãi suất tiền vay cao gấp 2 đến 2,5 lần lãi suất ngân hàng. Hoặc họ trực tiếp đầu tư một phần vốn cho ngư dân nuôi tôm, đến khi thu hoạch ngư dân phải bán sản phẩm cho họ với giá thấp hơn giá thị trường. Theo chúng tôi, đây là thành phần quan trọng, họ có khả năng tài chính để kiểm soát quá trình sản xuất và đời sống xã hôi của cộng đồng ngư dân, khi mà chính quyền và các thiết chế xã hội khác chưa phát huy được vai trò của mình.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.