Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam

Trong bài viết này, tác giả chỉ tập trung khẳng định lại một lần nữa tính ưu việt của thuế GTGT so với thuế DT, những ảnh hưởng kinh tế khi đối tượng áp dụng thuế bị hạn chế và vấn đề thuế suất thuế GTGT. Đây là ba điểm mà theo chúng tôi là cần đặc biệt quan tâm khi nghiên cứu về thuế GTGT. | . Điều này cho thấy đối tượng chịu thuế theo luật định ở nước ta còn rất hạn chế. Tình trạng này cũng tương tự như ở Pháp khi thuế GTGT mới được thực hiện năm 1954, phạm vi áp dụng của nó cũng còn rất hẹp, lĩnh vực nông nghiệp, tài chính, ngân hàng đều không chịu thuế GTGT. 14 năm sau, với cải cách thuế ngày 1 tháng 1 năm 1968, phạm vi áp dụng của thuế GTGT mới được mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Việt Nam cũng đang thực hiện cải cách thuế GTGT theo hướng này, bởi đây là một xu hướng phù hợp và cần thiết. Ông Nguyễn Xuân Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã khẳng định điều này trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên Tạp chí Tài chính số tháng 8 và tháng 9 năm 2002. Trong Hội thảo về thuế GTGT do Vụ Chính sách tài chính Việt Nam tổ chức vào tháng 1 năm 2000 với sự tham gia của Vụ chính sách tài chính - Bộ Tài chính Nhật Bản cũng như Hội thảo do Trường Đại học Kế toán – Tài chính Hà Nội tổ chức vào tháng 7 năm 2000 với sự tham gia của các chuyên gia Thụy Điển đã nhận định rằng phạm vi áp dụng thuế GTGT hiện nay ở Việt Nam còn rất hạn chế, một trong những hướng hoàn thiện là mở rộng diện chịu thuế. Đây là đánh giá của chuyên gia các nước mà thuế GTGT đã được áp dụng từ rất lâu, ở Nhật Bản từ năm 1989 và ở Thụy Điển từ năm 1969.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
20    538    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.