Nghệ thuật đối thoại trong tiểu thuyết Anna Karenina của Lép Tônxtôi

Đối thoại là một phạm trù rất rộng của đời sống và nghệ thuật. Theo nghĩa thông thường, đối thoại là lời phát ngôn của con người trong khi giao tiếp với nhau. Trong tác phẩm văn học, đối thoại là hình thức ngôn từ xuất hiện từ lâu như một thủ pháp nghệ thuật hàng đầu để tái hiện con người và cuộc sống. . | Trong trường hợp nhiều người tham gia đối thoại, thứ ngôn ngữ không lời tạo ra kênh giao tiếp ngầm để liên kết những ai đồng điệu về tâm hồn và nhận thức. Lêvin và Anna chỉ gặp nhau một lần trong buổi tiếp khách có cả Xtêpan và Vorkinép tham gia. Ngoài những lời thăm hỏi xã giao, mọi người bàn đến nghệ thuật, giáo dục. nhưng âm sắc chính của cuộc đối thoại thuộc về Anna và Lêvin. Mạch ngầm đối thoại giữa hai người cho thấy họ tìm được sự tin cậy, đồng cảm lẫn nhau: "Nàng lại nhìn Lêvin. Cả con mắt lẫn nụ cười đều nói rằng những lời đó là dành riêng cho chàng, rằng nàng trân trọng ý kiến chàng và biết được hai người sẽ hiểu nhau"[5,II,348]. Cuộc trò chuyện giữa Lêvin với Anna không nhằm liên kết hai tuyến cốt truyện nhưng mang ý nghĩa khẳng định sự thống nhất chủ đề tư tưởng tác phẩm. Như những người không chấp nhận thế giới cũ, Lêvin và Anna đã khởi hành trên hai nẻo đường khác nhau để tìm kiếm cuộc sống mới có sự hòa hợp giữa con người với con người. Dưới ngòi bút Tônxtôi, hình thức đối thoại không lời trong nhiều trường hợp mang lại hiệu quả diễn tả sâu sắc, rõ nét các tâm lý tinh vi của con người hơn cả lời phát ngôn trực tiếp.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.