Kiểu nhân vật ma trong văn xuôi đương đại Việt Nam

Trong khu rừng văn học kì ảo xưa nay, truyện về các hồn ma bóng quỷ bao giờ cũng là cây đại thụ um tùm nhất. Theo thời gian, cây phả hệ truyện ma không vì thế mà già cỗi, trái lại như được cung cấp thêm nhiều dưỡng chất mới của thời đại, nó càng tiếp tục đẻ nhánh, sinh cành thành một dòng chủ đạo của bộ phận văn học kì ảo. Mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung này. | Cùng với quan niệm vạn vật hữu linh thuần phác của dân gian, ma trong văn học thành văn còn bị chi phối bởi quan niệm phi nhị nguyên về thế giới - một quan niệm khá đặc trưng và rất phổ biến ở đa số các nước phương Đông tiền công nghiệp, ở đó không có sự ngăn cách tuyệt đối giữa người sống và người chết, giữa cõi âm và cõi dương. Trong tâm thức người Việt, cõi âm là cõi vĩnh hằng, là biểu hiện của phạm trù thời gian vĩnh cửu. Chết không phải là hết mà là chuyển từ trạng thái sống này sang trạng thái sống khác, từ trạng thái người sang trạng thái ma (hoặc quỷ) để tiếp tục cuộc đời ở thế giới bên kia. Đó chỉ là sự "khuất núi", nghĩa là vẫn tồn tại trên mặt đất này nhưng vẫn hiện diện một khoảng cách nhất định đối với người sống (tức ở bên kia núi) [xem 1] như kiểu "lên đường theo tổ tiên", "về với ông bà ông vải" vậy. Hai cõi dương (bên này) và âm (bên kia) gắn bó với nhau như hai mặt của một tờ giấy, tương thông và tác động qua lại lẫn nhau mà "sứ giả của chúng là những thần tiên, quái vật, những ông đồng, bà cốt, đạo sĩ, thầy pháp, chân nhân." [2] nhưng thường gặp hơn cả vẫn là ma quỷ.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.