Nghề thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên

Với Chế Lan Viên, quan niệm về nghề thơ đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống quan niệm thơ, gắn liền với hành trình sáng tạo hơn năm mươi năm của ông. Vậy nghề thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên là gì? Đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn khi chúng ta tìm được câu trả lời từ chính sáng tác của nhà thơ. | Con đường đến với nghệ thuật cũng như con đường đến với thơ của mỗi nghệ sĩ tùy thuộc vào thiên năng của mỗi người. Song, có một điều chắc chắn đó không phải chỉ là sản phẩm ''trời cho'' đơn thuần mà phải là sự kết tinh của một quá trình lao động sáng tạo. Chế Lan Viên cho rằng: ''Từ muôn đời nay, những nghệ sĩ lớn đều tự ràng buộc mình chặt chẽ. Chỉ có kẻ viết tồi thì mới viết ẩu, viết bừa, tự buông thả lấy mình, đạp lên cả lương tâm trách nhiệm mà đi. Những nghệ sĩ chân chính bị ràng buộc bởi thiên chức, thiên lương, nếu không ''thiện'' thì ''nhân'', nhân tình, nhân phẩm. Bởi cái mình thấy, mình nghe, bởi cái bát ngát của đời, bởi cái tam thiên mẫu tự của sự sống mà họ từng chứng kiến'' [14]. Như vậy với Chế Lan Viên, tác phẩm thơ là kết quả của một ý thức lao động nghiêm túc, là kết tinh thiên lương của nhà thơ. Bởi "Không có bài thơ nào xuất hiện thần kỳ, bất thần trong một phút đâu. Chúng ta ngạc nhiên thấy mặt trời mọc lên trên mặt biển hôm nay, mà quên đi rằng nó đã thao thức suốt đêm qua ở phía bên kia chân trời. nghệ thuật" [13]. Song nhà thơ ''không đưa ngay trái tim mình cho độc giả/Mà hái một trái cây đưa cho họ" (

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.