Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đối với kết quả nuôi tôm của các hộ gia đình tại huyện Phú Vang, thừa Thiên Huế tiếp cận nghiên cứu từ tín dụng ngân hàng

Nghiên cứu này được thực hiện để lượng hóa những tác động của tín dụng đối với các hộ nuôi tôm, mà từ kết quả nghiên cứu này mà các kết luận và kiến nghị có thể được đưa ra nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác cho vay tín dụng của các ngân hàng của Thừa Thiên Huế. | Qua phân tích trên, có thể kết luận rằng tín dụng đã có tác động khá tích cực đến việc đầu tư và thực hiện các chi phí mang lại lợi ích kinh tế khá cao của các hộ nuôi tôm tại huyện Phú Vang. Điều này thể hiện rõ trong việc mức vốn vay của hộ gia đình càng cao thì hộ gia đình đạt được kết quả kinh doanh cao. Nuôi tôm quảng canh cải tiến là một trong những nghề đang được phát triển tại huyện Phú Vang trong thời gian qua và vì vậy tín dụng ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng [2]. Kết quả nghiên cứu cũng đã gián tiếp cho thấy các ngân hàng trước khi triển khai tín dụng tại huyện Phú Vang cần phải chú ý nhiều đến công tác tập huấn kỹ thuật nuôi tôm. Các chương trình tập huấn cần chú trọng đến việc bồi dưỡng kiến thức cho các chủ hộ nuôi tôm về các loại bệnh thường thấy trong việc nuôi tôm. Việc tập huấn có thể được kết hợp một cách tốt nhất với việc tham quan các mô hình điển hình để các chủ hộ gia đình có thể tham khảo. Qua nghiên cứu cho thấy, thủ tục vay vốn không phải là một nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của hộ nuôi tôm tại huyện Phú Vang, tuy nhiên, trên thực tế đây là một vấn đề cần có những nghiên cứu sâu và trên diện rộng hơn nữa để có thể đưa ra một kết luận chắc chắn.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.