Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã làm thay đổi một cách sâu sắc vai trò của các tác nhân trong nền kinh tế nông nghiệp. Hộ gia đình nông dân trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ có tư cách pháp nhân và hợp tác xã trở thành một đơn vị dịch vụ. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài báo. | Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã làm thay đổi một cách sâu sắc vai trò của các tác nhân trong nền kinh tế nông nghiệp. Hộ gia đình nông dân trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ có tư cách pháp nhân và hợp tác xã trở thành một đơn vị dịch vụ. Công cuộc trên đòi hỏi phải đổi mới các mô hình hợp tác xã (HTX) đã có trước đây. Vì vậy, ngày 01/01/1997, Luật Hợp tác xã có hiệu lực và đã trở thành cơ sở pháp lý để các địa phương thay đổi mô hình hoạt động kinh tế HTX. Nghệ An là một trong những địa phương có nhiều nỗ lực trong việc cũng cố và phát triển HTX và bước đầu các HTX đã trở thành cầu nối chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp kinh tế hộ phát triển. Tuy nhiên, các mô hình HTX vẫn còn nhiều tồn tại, năng lực hoạt động và quản lý của cán bộ HTX còn hạn chế, hiệu quả hoạt động và lợi ích mang lại cho xã viên chưa nhiều. Nghiên cứu này nhằm phản ảnh một số nét về tình hình đổi mới hoạt động kinh tế HTX và tìm ra một số giải phát để đẩy mạnh phát triển HTX ở Nghệ An.