Quan hệ giữa đế quốc Ottoman và đế quốc Byzantine (1299 - 1453)

Lịch sử ra đời, phát triển của đế quốc phong kiến – quân sự Osman có quan hệ khá chặt chẽ với sự khủng hoảng, suy yếu rồi diệt vong của đế quốc Byzantine. Ottoman thì có tham vọng lớn, muốn vươn lên làm bá chủ vùng Trung Cận Đông, nhưng gặp phải “chướng ngại” lớn là đế quốc Byzantine đang kiểm soát một vùng rộng lớn về phía Tây Bắc của khu vực này. | : Đây là khoảng thời gian gần một thế kỷ người Thổ xâm chiếm bán đảo Balkans và tiến hành các cuộc chiến tranh chinh phạt châu Âu. Các quốc gia vùng Balkans như Bulgari, Serbi, Albani, Morea, Bosnia đang sống trong tình trạng phong kiến phân tán, các lãnh chúa phong kiến thường xuyên xung đột lẫn nhau, do đó lực lượng bảo vệ yếu ớt. Đó là những quốc gia đã suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc xâm lăng của người Thổ. Năm 1389, trong trận đại chiến trên cánh đồng Kosovo ở Serbi, một anh hùng của Serbi là Milốtkhơ đã lập mưu giết chết Sultan Thổ là Murad I (1362-1389). Nhưng sau đó, con của Murad I là Bayazid “Chớp” (Bayazid “Lightning”) (1389-1402) đã báo thù, đánh tan quân đội Serbi, đặt Serbi dưới ách thống trị của người Thổ Ottoman. Tiếp sau Serbi, quân đội Thổ đã xâm chiếm Bulgari, Albani và tiến tới sông Danube đe dọa Hungari và đế quốc La Mã thần thánh. Giáo hoàng và các quốc gia phong kiến Tây Âu hốt hoảng kêu gọi một cuộc viễn chinh chữ Thập để ngăn chặn (như đã từng thực hiện trước đây). Năm 1396, quân Thập tự chinh gồm kị sĩ phong kiến Đức, Pháp, nhất là Hungari do Hoàng thân người Pháp, Jean “Không sợ” (Jean “sans Peur”) cầm đầu đã kịch chiến với quân Ottoman của Bayazid tại Nicopolis

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    82    2    04-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.