Nội dung bài viết trình bày kết quả về một số nghiên cứu về tông aveneae (họ cỏ - poaceae) ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÔNG Aveneae (HỌ CỎ - Poaceae) Ở VIỆT NAM i n n i n n TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH ng Thiên nhiên i a Kh a h v C ng ngh i a VŨ TIẾN CHÍNH i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Tông Aveneae được công bố với chi chuẩn là Avena. Tuy nhiên chi này được nhập trồng ở Việt Nam làm lương thực cho người và thức ăn cho gia súc, ngoài ra còn một số loài khác được nhập trồng làm cảnh, chính vì vậy, số lượng và danh pháp các taxon trong tông có nhiều thay đổi. E. G. Camus & A. Camus, 1922 đã sắp xếp một số chi vào 3 tông gần nhau là Agrosteae, Arundinelleae và Aveneae, trong đó chi Polygon được xếp vào tông Agrosteae, tuy nhiên việc sắp xếp các chi hiện nay đã thay đổi. Phạm Hoàng Hộ, 1993 đã sắp xếp 9 chi, 14 loài vào tông Aveneae trong đó có các chi Avena, Phalaris, Agrostis, Polygon. Hiện nay, chi Aniselytron đã chuyển sang tông Poeae, chi Triticum và Hordeum chuyển sang tông Triticeae, chi Centotheca và Lopatherum chuyển sang tông Centotheceae [3]. N. K. Khôi & N. T. Đỏ, 2005 đã ghi nhận thêm 1 loài thuộc chi Calamagrostis, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định loài thuộc chi Deyeuxia thuộc tông Aveneae, như vậy tông này ở Việt Nam hiện biết có 5 chi, 9 loài và 1 thứ. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các loài thuộc tông Aveneae ở Việt Nam. Các mẫu nghiên cứu là các tiêu bản được thu thập trên cả nước và hiện được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật. Phương pháp nghiên cứu: Kế thừa, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan. Áp dụng phương pháp so sánh hình thái để định loại. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm tông Aveneae ở Việt Nam Cỏ hàng năm hay 1 năm. Phiến lá hình đường đến cứng; lưỡi dạng màng. Cụm hoa mở, hẹp hay chuỳ dạng bông. Bông chét giống nhau, đôi khi dẹt gồm 1 hay nhiều hoa hữu thụ, cuống bông thường rời ngay dưới hoa; đôi khi 3 hoa với 2 hoa dưới là hoa đực hay rỗng, khác hoa .