Đánh giá đa dạng thực vật lớp loa kèn (liliopsida) ở Việt Nam

Kết quả nghiên cứu tính đa dạng thực vật của lớp Loa kèn góp phần xác định giá trị khoa học và thực tiễn của các loài phục vụ kinh tế và đời sống xã hội. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG THỰC VẬT LỚP LOA KÈN (Liliopsida) Ở VIỆT NAM NGUYỄN KHẮC KHÔI, NGUYỄN TIẾN DŨNG i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH ng Thiên nhiên i a i n n Kh a h v C ng ngh i a Công ước Đa dạng sinh học ra đời năm 1992 là cam kết chung của các quốc gia trên thế giới để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là nước thành viên của Công ước Đa dạng sinh học (1994) và Nghị định thư Cartgena về an toàn sinh học (2004), trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với sự phát triển bền vững của nước ta vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng. Để tăng cường thực hiên Công ước và Nghị định thư nói trên về an toàn sinh học, năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartgena về an toàn sinh học”. Một trong những mục tiêu và nội dung trong đó là tăng cường nghiên cứu đa dạng sinh học. Đa dạng thực vật chiếm phần vô cùng quan trọng trong đa dạng sinh học, là cơ sở khoa học cho các dự án thực tiễn phục vụ kinh tế đời sống, xã hội. Lớp Loa kèn (Liliopsida), một trong hai lớp của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), là một taxon thực vật có tính đa dạng khá cao, có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội trên toàn thế giới. Một số loài trong lớp Loa kèn là nguồn cung cấp lương thực, hoa màu và làm thức ăn chăn nuôi để cung cấp cho loài người nguồn năng lượng duy trì sự sống. Các loài lớp Loa kèn phân bố hầu khắp các vùng địa lý, các kiểu thảm thực vật, từ lục địa đến hải đảo, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Ở Việt Nam, lớp Loa kèn chiếm 1/3 số loài ngành Ngọc lan, có nhiều giá trị sử dụng và giá trị

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.