Bổ sung một loài thuộc chi Trần Tầu -Fraxinus L., họ (Oleaceae) ở Việt Nam

Nội dung bài viết trình bày việc phát hiện loài Fraxinus stylosa, đây là loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, mẫu tiêu bản mang số hiệu DKH 5161 thu tại Hà Giang (Quản Bạ, Bát Đại Sơn) hiện đang lưu giữ tại Phòng Tiêu bản thực vật (HN), phân bố của loài Fraxinus stylosa đã được ghi nhận ở một số vùng của Trung Quốc (Cam Túc, Hà Nam, Thiểm Tây, Tứ Xuyên). Như vậy, chi Trần tầu Fraxinus L. hiện biết ở Việt Nam có 4 loài và 2 phân loài. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 BỔ SUNG MỘT LOÀI THUỘC CHI TRẦN TẦU-Fraxinus L., HỌ (Oleaceae) Ở VIỆT NAM BÙI HỒNG QUANG, TRẦN THẾ BÁCH, VŨ TIẾN CHÍNH, NGUYỄN VĂN DƯ i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Theo Mabberley (2008), trên thế giới chi Trần tầu Fraxinus L. có khoảng 60 loài phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới của Bắc bán cầu [6]. Ở Việt Nam hiện biết có 3 loài và 2 phân loài [1, 3]. Khi nghiên cứu các tài liệu [1, 2, 4, 5] và tiêu bản chi này ở Việt Nam, chúng tôi đã phát hiện loài Fraxinus stylosa, đây là loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, mẫu tiêu bản mang số hiệu DKH 5161 thu tại Hà Giang (Quản Bạ, Bát Đại Sơn) hiện đang lưu giữ tại Phòng Tiêu bản thực vật (HN), phân bố của loài Fraxinus stylosa đã được ghi nhận ở một số vùng của Trung Quốc (Cam Túc, Hà Nam, Thiểm Tây, Tứ Xuyên). Như vậy, chi Trần tầu Fraxinus L. hiện biết ở Việt Nam có 4 loài và 2 phân loài. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là các đại diện của chi Fraxinus L. ở Việt Nam bao gồm các mẫu tiêu bản được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); Viện Sinh học nhiệt đới (VNM); Viện Dược liệu (HNPI); Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU); Viện Thực vật Côn Minh, Trung Quốc (KUN); Viện Thực vật Hoa Nam, Trung Quốc (SBCI); Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris, Pháp (P) và các mẫu tươi thu được trong các chuyến điều tra thực địa. 2. Phương pháp Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hình thái để phân loại. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến trong phân loại thực vật. Dựa vào đặc điểm hình thái của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để so sánh, trong đó chủ yếu dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản vì chúng ít biến đổi và ít chịu tác động của các điều kiện môi trường bên ngoài. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU *Đặc điểm của loài Fraxinus stylosa hà giang Lingels. 1920. .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    17    1    25-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.