Về đặc điểm nhận dạng của chi vẫn chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra đặc điểm hình thái của chi Triumffeta qua đại diện các loài có ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 Đ C ĐIỂM HÌNH THÁI CHI GAI ĐẦU-Triumffeta L. (Tiliaceae Juss.) Ở VIỆT NAM i n n LÊ THỊ THÚY, HÀ MINH TÂM Trường i h ư h i2 ĐỖ THỊ XUYẾN i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Theo Tang Ya, Michael G. Gilbert and Laurence J. Don (2008), chi Gai đầu-Triumffeta L. có khoảng 100-160 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới [9]. Ở Việt Nam, chi này đã được một số tác giả ghi nhận như: F. Gagnepain (1912) [3] công bố 4 loài, nhưng cũng tác giả này năm 1945 [4] ghi nhận thêm 3 loài đưa tổng số loài của chi Gai đầu ở Việt Nam lên 7 loài nhưng về danh pháp của các loài thuộc chi này hiện nay đã có một số thay đổi. Gần đây Đỗ Thị Xuyến (2009) [10] đã đưa ra công bố chi này gồm 7 loài ở Việt Nam cùng các thông tin về mô tả các loài, khóa định loại đến loài nhưng về đặc điểm mô tả chi, tác giả đã chưa đưa ra được các thông tin chi tiết, không có hình ảnh minh họa. Cho đến nay, về đặc điểm nhận dạng của chi vẫn chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra đặc điểm hình thái của chi Triumffeta qua đại diện các loài có ở Việt Nam. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các đại diện của chi Triumffeta ở Việt Nam bao gồm các mẫu khô được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Sinh học nhiệt đới (VNM), Viện Dược liệu (HNPI), Trường Đại học Khoa học tự nhiên (HNU), Viện Thực vật Hoa Nam, Trung Quốc (ảnh chụp) (SBCI),. và các mẫu tươi thu được trong các chuyến điều tra thực địa. 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hình thái để phân loại. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu, trong đó chủ yếu dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh .