Kết quả điều tra các quần thể loài thuẫn râu (scutellaria barbata d. don) ở Việt Nam

Trong phạm vi bài báo này, đưa ra kết quả điều tra hiện trạng quần thể của loài Thuẫn râu ngoài tự nhiên cùng một số đặc điểm sai khác về mặt hình thái của loài Thuẫn râu có nguồn gốc từ Việt Nam và Trung Quốc. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC QUẦN THỂ LOÀI THUẪN RÂU (Scutellaria barbata D. Don) Ở VIỆT NAM ĐỖ THỊ XUYẾN, VŨ TIẾN CHÍNH, NGUYỄN THẾ CƯỜNG, ĐỖ VĂN HÀI, DƯƠNG THỊ HOÀN, NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG, BÙI HỒNG QUANG i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a NGUYỄN THANH NGA, NGUYỄN HỒNG NGOAN Trường i h ư h i2 Những năm gần đây, loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) được một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc,. nghiên cứu nhân giống và sử dụng làm thuốc. Ở Trung Quốc, Thuẫn râu được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị ung thư, tiêu viêm, giảm đau. Năm 1987-1989, các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của loài Thuẫn râu thu hái ở Trung Quốc và đã phân lập được một số ditecpenoit. Qua khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất này, người ta thấy rằng, chúng có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư [2]. Ở Việt Nam, Thuẫn râu-Scutellaria barbata D. Don (họ Bạc hà-Lamiaceae Lindl.) hay còn gọi là Hoàng cầm râu, Thẩm râu, Bán chi liên, Nha loát thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo là loài cây thuốc có khả năng chữa được nhiều bệnh như điều trị các khối u tân sinh, áp xe phổi, lao phổi xơ, viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan cổ chướng, hạ sốt, lợi tiểu, trị mụn nhọt, sưng đau, viêm mủ, rắn độc cắn, với ghi nhận đặc biệt cây có thể chữa bệnh ung thư phổi, ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư vú ở thời kỳ đầu (Đỗ Thị Thảo, 2004). Tuy nhiên hiện nay, loài Thuẫn râu phân bố ở ngoài tự nhiên như thế nào, về mặt hình thái các cá thể thuộc quần thể Thuẫn râu của Việt Nam có sai khác gì so với các cá thể của quần thể Thuẫn râu tại Trung Quốc vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra kết quả điều tra hiện trạng quần thể của loài Thuẫn râu ngoài tự nhiên cùng một số đặc điểm sai khác về mặt hình thái của loài Thuẫn râu có nguồn gốc từ Việt Nam và Trung Quốc. I. ĐỐI

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.