Dựa vào kết quả khảo sát trong các năm 2011 và 2012 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, bài viết này cung cấp thông tin cập nhật về sự đa dạng thành phần loài bò sát và ếch nhái của VQG Kon Ka Kinh. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT (Reptilia) VÀ ẾCH NHÁI (Amphibia) CỦA VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI HOÀNG VĂN CHUNG i n i ra Q y h h Rừng NGUYỄN QUẢNG TRƯỜNG, PHẠM THẾ CƯỜNG i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a NGUYỄN THIÊN TẠO ng Thiên nhiên i a i n n Kh a h v C ng ngh i a Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50km. Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kon Ka Kinh được thành lập vào năm 2000, sau đó được nâng cấp thành vườn quốc gia (VQG) vào năm 2002 với diện tích trong đó có rừng tự nhiên. Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao (đỉnh núi cao nhất là Kon Ka Kinh ở độ cao ) nên thảm thực vật và hệ thống thủy văn của VQG này khá phức tạp. Dạng sinh cảnh chính ở VQG Kon Ka Kinh là rừng lá rộng thường xanh trên núi cao trung bình và trên núi đất thấp, xen kẽ với các khoảnh rừng thứ sinh ở các thung lũng. Về khu hệ bò sát và ếch nhái, Nguyễn Văn Sáng (1999) thông báo đã ghi nhận được 29 loài bò sát và 22 loài ếch nhái trong báo cáo xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật thành lập KBTTN Kon Ka Kinh. Dựa vào kết quả khảo sát trong các năm 2011 và 2012 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, bài viết này cung cấp thông tin cập nhật về sự đa dạng thành phần loài bò sát và ếch nhái của VQG Kon Ka Kinh. I. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Chúng tôi đã tiến hành ba đợt khảo sát trên địa bàn VQG Kon Ka Kinh: Đợt 1 khảo sát khu vực gần trung tâm Vườn từ 30/5 đến 13/6/2011; đợt 2 khảo sát khu vực gần Buôn Kon Lốc từ 22-30/2/2012; và đợt 3 khảo sát khu vực Trạm 6 từ 13-16/7/2012. Nhóm nghiên cứu đã thu thập được 372 mẫu vật gồm 74 mẫu bò sát và 298 mẫu ếch nhái. Bên cạnh đó chúng tôi cũng quan sát, chụp ảnh mẫu sống và di vật các loài rùa, rắn để bổ sung tư liệu về sự có mặt của các loài trong khu vực. Mẫu vật các loài bò sát và ếch nhái được thu thập ven đường mòn, hang hốc, dọc .