Báo cáo này giới thiệu kết quả điều tra đánh giá tính đa dạng thành phần loài của khu hệ thú ở KBTTN Pù Hu do chúng tôi thực hiện trong các năm 2008, 2011, 2012 và 2013. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ THÚ Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, TỈNH THANH HÓA NGUYỄN XUÂN Đ NG, NGUYỄN XUÂN NGHĨA, NGUYỄN TRƯỜNG SƠN i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a LÊ VĂN DŨNG Fa na F ra In erna i na i i a Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Hu nằm phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá, trên địa giới hành chính của 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát, tổng diện tích là . Địa hình Khu Bảo tồn gồm một khối núi đá nằm ở phía Tây của vành đai núi đá vôi Pù Luông-Cúc Phương, với dãy núi Pù Hu có đỉnh cao nhất đạt so với mặt biển. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dông núi và hệ thống suối đổ ra 2 dòng sông lớn là sông Mã và sông Luồng, chạy dọc ranh giới của Khu Bảo tồn. Độ cao bình độ dao động từ 50m tới so với mặt biển. Độ dốc trung bình từ 25 o-30o. Địa hình chủ yếu là núi đất nhưng đá lộ đầu chiếm tỷ lệ lớn và đôi khi có những khối đá lớn. Khu Bảo tồn có hệ thống sông, suối tương đối dày, đổ nước vào 2 sông chính là sông Mã và sông Luồng với lưu lượng dòng chảy lớn và tốc độ cao; lũ thường xảy ra trong mùa mưa. KBTTN Pù Hu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của địa hình đồi núi. Nhiệt lượng năm thấp, mùa đông khá rét. Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 dưới 15 oC; mùa hè mát, nhiệt độ trung bình vào tháng 7 khoảng 26oC. Lượng mưa trung bình năm 1600-1900mm. Mùa mưa kéo dài 5-6 tháng, bắt đầu từ đầu tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Gió nhìn chung là yếu, ảnh hưởng của gió bão là không đáng kể. KBTTN Pù Hu có 2 kiểu rừng chính là Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, phân bố ở độ cao dưới 700m và Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, phân bố ở độ cao trên 700m. Diện tích rừng nguyên sinh và rừng ít bị tác động chiếm khoảng 40% tổng diện tích của Khu Bảo tồn. Phần còn lại là các dạng trạng thái của 2 kiểu rừng trên do tác động khai thác gỗ hoặc phát nương rẫy: Rừng thứ sinh phục hồi, trảng cây bụi và trảng cỏ. Hệ .