Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, được thành lập theo Quyết định số 1019/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 của UBND tỉnh Điện Biên với tổng diện tích là , trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là và phân khu phục hồi sinh thái là . Trong Khu Bảo tồn có các dãy núi cao nằm theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, phía Tây Nam giáp với Khu Dự trữ Sinh quyển Quốc gia Phou Den Din của Lào (Nguyễn ĐứcTú và nnk., 2001). | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 LẦN ĐẦU TIÊN GHI NHẬN BA LOÀI ẾCH CÂY (Amphibia: Anura: Rhacophoridae) Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN LÊ TRUNG DŨNG, NGUYỄN LÂN HÙNG SƠN, ĐỖ NGỌC THÚY Trường i h ư h i NGUYỄN QUẢNG TRƯỜNG i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Cho đến nay có rất ít nghiên cứu về khu hệ ếch nhái ở tỉnh Điện Biên. Trong cuốn danh lục xuất bản năm 2009, Nguyen et al. (2009) chỉ ghi nhận 4 loài ếch nhái ở tỉnh này. Đỗ Thành Trung và Lê Nguyên Ngật (2009) sau đó ghi nhận 16 loài ếch nhái tại huyện Tủa Chùa. Nguyễn Văn Sáng (1991) đã ghi nhận 9 loài ếch nhái ở KBTTN Mường Nhé. Riêng đối với nhóm ếch cây thì ở cả hai khu vực trên, các tác giả chỉ ghi nhận một loài Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax. Trong các chuyến khảo sát về đa dạng sinh học gần đây tại KBTTN Mường Nhé, chúng tôi đã ghi nhận bổ sung vùng phân bố mới của 3 loài thuộc họ Ếch cây (Rhacophoridae) ở tỉnh Điện Biên. Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, được thành lập theo Quyết định số 1019/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 của UBND tỉnh Điện Biên với tổng diện tích là , trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là và phân khu phục hồi sinh thái là . Trong Khu Bảo tồn có các dãy núi cao nằm theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, phía Tây Nam giáp với Khu Dự trữ Sinh quyển Quốc gia Phou Den Din của Lào (Nguyễn ĐứcTú và nnk., 2001). I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát thực địa được tiến hành trong tháng 10/2012 và tháng 2/2013 ở các dạng sinh cảnh khác nhau trong KBTTN Mường Nhé. Mẫu vật do tác giả thu thập trong khoảng thời gian từ 19h đến 23h. Sau khi chụp ảnh, mẫu vật được gây mê và cố định trong cồn 80% trong vòng 8-10 giờ. Để bảo quản lâu dài, mẫu vật được lưu trữ trong cồn 70% tại Bảo tàng Sinh vật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các chỉ số đo với độ chính xác đến , bao gồm: Dài thân (SVL, từ mút mõm đến lỗ huyệt); đường kính màng nhĩ (TYD); dài đầu (HL, từ mút mõm đến góc sau hàm); .