Khu hệ chim khu Bảo tồn thiên nhiên núi Ống tỉnh Bình Thuận

Bài báo này trình bày kết quả khảo sát về khu hệ chim KBTTN Núi Ông của chúng tôi qua 5 đợt thực địa, năm 2010 và 2011. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 142 loài thuộc 33 họ, 14 bộ, trong đó, có 1 loài có giá trị bảo tồn cao là Hồng hoàng Buceros bicornis bậc NT theo Danh lục Đỏ IUCN (2012), có 8 loài trong Nghị định số 32/2006 của Chính phủ. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 KHU HỆ CHIM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG TỈNH BÌNH THUẬN LÊ DUY, NGUYỄN HÀO QUANG, HOÀNG MINH ĐỨC i n inh h i h Mi n a i n n Kh a h v C ng ngh i a NGUYỄN HOÀI BÃO Trường i h Kh a h nhiên ih Q gia h nh h Chí Minh Nằm trên địa bàn 2 huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận với tổng diện tích , Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Núi Ông thuộc vùng chim đặc hữu trên đất thấp (EBA) tại miền Nam Việt Nam và được đánh giá là nơi có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo tồn các loài chim có vùng phân bố hẹp. Nghiên cứu về khu hệ chim KBTTN Núi Ông bắt đầu năm 1992 do Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II tiến hành, đã ghi nhận được 96 loài cho cả hai khu vực Biển Lạc và Núi Ông. Năm 2001, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận thành lập KBTTN Núi Ông, tách khu vực Biển Lạc ra khỏi KBTTN. Từ đó cho đến nay, chưa có khảo sát tổng thể nào về khu hệ chim được thực hiện tại KBTN Núi Ông. Bài báo này trình bày kết quả khảo sát về khu hệ chim KBTTN Núi Ông của chúng tôi qua 5 đợt thực địa, năm 2010 và 2011. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 142 loài thuộc 33 họ, 14 bộ, trong đó, có 1 loài có giá trị bảo tồn cao là Hồng hoàng Buceros bicornis bậc NT theo Danh lục Đỏ IUCN (2012), có 8 loài trong Nghị định số 32/2006 của Chính phủ. Kết quả đánh giá độ phong phú tương đối dựa trên 91 danh sách Mackinnon cho thấy, loài có độ phong phú tương đối cao nhất là Cành cạch lớn Alophoixus pallidus với tần suất xuất hiện 57,4%. Kết quả phân tích số lượng loài theo ước lượng Jackknife cho thấy, ở KBTTN Núi Ông có từ 150-164 loài. I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Điều tra thực địa được tiến hành từ tháng 08/2010 đến tháng 07/2011, tại 5 địa điểm: Sông Phan, Mỹ Thạnh-Đức Bình, Thác Bà, La Ngâu, Dốc Dài trên địa bàn KBTTN Núi Ông. 2. Phương pháp nghiên cứu . Phương pháp khảo sát thực địa Sử dụng các đường mòn như những tuyến khảo sát. Bằng cách đi bộ chậm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.